Thế giới

Văn hoá nghệ thuật mở ra cơ hội kinh doanh tại Việt Nam

ClockChủ Nhật, 01/10/2023 11:16
TTH.VN - Với tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng, tốc độ đô thị hoá và xu hướng số hoá diễn ra nhanh chóng, Việt Nam đang nắm giữ nhiều cơ hội cho các công ty khởi nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chuyên gia nhận định.

Italy ủng hộ đề cử opera là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loạiUNESCO công nhận nghệ thuật cà kheo Bỉ là di sản văn hóa phi vật thểGóc nhìn từ MalaysiaEIU dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu chậm lại ở mức 2,1%Thủ tướng Campuchia Hun Manet: RCEP sẽ giúp hội nhập kinh tế khu vực

Cộng đồng doanh nghiệp Singapore và Việt Nam có thể sử dụng văn hoá như một công cụ của quyền lực mềm để tìm ra điểm chung và tăng cường hợp tác. Ảnh minh hoạ: Báo Thanh Niên

Để thâm nhập vào thị trường tiềm năng này, các doanh nhân Singapore có thể đăng ký tham gia chuyến công tác kéo dài 1 tuần của Spotlight Singapore đến Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, diễn ra từ ngày 19 – 25/10 tới.

Spotlight Singapore là một nền tảng ngoại giao văn hoá nhằm mục đích thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và trao đổi kinh doanh giữa Singapore và các nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu thế giới thông qua nghệ thuật và văn hoá. Sự kiện được tổ chức bởi Liên minh Văn hoá Toàn cầu (GCA) và là một thương hiệu của TRCL.

Theo đó, Việt Nam được chọn là điểm đến năm nay để kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao với Singapore, cũng như 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Các chuyến công tác trước đã diễn ra ở Moscow, Cape Town và Hongkong.

Chuyến công tác của Spotlight Singapore tại Việt Nam (SS Việt Nam) sắp tới bao gồm một “hành trình thảo luận kinh doanh” kéo dài 7 ngày dành cho các doanh nhân trẻ.

Thông qua sự kết hợp giữa các hội nghị kinh doanh, các buổi kết nối và tham quan thực địa ngành, những người tham gia sẽ có được hiểu biết sâu sắc về các cơ hội và thách thức kinh doanh hiện có ở Việt Nam. Cùng với đó, các đại biểu tham gia sự kiện cũng sẽ có cơ hội kết nối với những đối tác Việt Nam cùng chung chí hướng, từ các đồng nghiệp là doanh nhân cho đến các nhà lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp.

Điểm nổi bật của chuyến đi là chuyến tham quan Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) trị giá 32 triệu USD tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, nằm ở ngoại ô Hà Nội. Trung tâm này được giới thiệu là cơ sở đổi mới sáng tạo lớn nhất tại Việt Nam và sẽ đi vào hoạt động đầy đủ vào tháng 10 tới đây…

Văn hoá nghệ thuật là cầu nối cho doanh nghiệp

SS Việt Nam hiện vượt xa việc chỉ biểu hiện bởi những con số và hoạt động kinh doanh, Chủ tịch GCA Lee Suan Hiang cho biết.

Thay vào đó, sự kiện này muốn khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp Singapore và Việt Nam sử dụng văn hoá như một công cụ của quyền lực mềm để tìm ra điểm chung và tăng cường hợp tác.

Khẩu hiệu chính thức của Spotlight Singapore là “Kinh doanh với cái bắt tay văn hoá” đã minh hoạ rõ ràng cho mục đích này. Theo đó, vai trò của văn hoá và quyền lực mềm trong việc xây dựng cầu nối và củng cố các mối quan hệ kinh doanh chặt chẽ hơn đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc tạo ra nền tảng mới.

Có thể nói rằng, việc hiểu rõ các sắc thái văn hoá và ngôn ngữ là “rất quan trọng” để đảm bảo sản phẩm cuối cùng vẫn gây được tiếng vang đối với khán giả và người tiêu dùng. Việc hình thành quan hệ đối tác địa phương không chỉ là một chiến lược kinh doanh, đó là việc xây dựng những cầu nối, thúc đẩy sự tôn trọng lẫn nhau và đảm bảo rằng công việc vừa xác thực, vừa đạt chất lượng cao.

Cơ hội tăng trưởng ở các ngành trọng điểm

Theo Khảo sát Kinh doanh Quốc gia của Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore (SBF) giai đoạn 2022 – 2023, Việt Nam được các công ty Singapore xếp hạng là một trong ba quốc gia hàng đầu về khả năng mở rộng ra nước ngoài trong kế hoạch ngắn hạn.

Singapore cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam trong 3 năm qua. Năm 2022, mức đầu tư từ Singapore vào Việt Nam chạm mốc 6,5 tỷ USD, tương đương 23,3% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Đặc biệt, nền kinh tế xanh và kỹ thuật số là những lĩnh vực mới nổi mà các công ty Singapore có thể hợp tác với các đối tác Việt Nam. Cả hai nước đã ký kết quan hệ đối tác kinh tế kỹ thuật số xanh vào đầu tháng 2/2023.

Bằng việc lưu ý mục tiêu của Việt Nam là tăng tỷ trọng của nền kinh tế kỹ thuật số trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên 20% vào năm 2025, các chuyên gia nhận định rằng điều này sẽ mang đến những cơ hội thú vị trong nhiều lĩnh vực mới như an ninh mạng, thành phố thông minh, trí tuệ nhân tạo và công nghệ tài chính.

Bên cạnh đó, cũng có thể sẽ chứng kiến thêm triển vọng tăng trưởng về năng lượng tái tạo, tín dụng Carbon và cơ sở hạ tầng bền vững khi Việt Nam nỗ lực đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Cùng với đó, các ngành công nghiệp truyền thống như sản xuất và hậu cần cũng mang lại cơ hội cho các công ty Singapore. Đơn cử, các doanh nghiệp Singapore có thể xem xét cung cấp đào tạo và nâng cao tay nghề cho những người làm việc tại các khu công nghiệp ở một số tỉnh của Việt Nam…

Cụ thể, Vicinity’s Ng hiện đang mong muốn được hợp tác với các đồng nghiệp trong ngành của Việt Nam và trao đổi kỹ năng, cũng như hiểu biết sâu sắc trong quá trình này. “Khi chúng tôi mở rộng ra nước ngoài, việc thiết lập sự hiện diện tại Việt Nam đang nằm trong tầm ngắm của chúng tôi. Chúng tôi lạc quan rằng chương trình này sẽ giúp chúng tôi đánh giá khả năng tồn tại của việc mở rộng thị trường, giúp xác định đối tác và cơ hội phù hợp tại thị trường Việt Nam”.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Return to top