Thế giới

Vệ sinh và nước sạch - hai lĩnh vực bị lãng quên bởi COVID-19

ClockThứ Bảy, 12/09/2020 09:43
TTH.VN - Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã cho thấy tầm quan trọng của việc tiếp cận với nước sạch và an toàn vệ sinh. Như chúng ta đã biết, rửa tay là một trong số những biện pháp bảo vệ tốt nhất để chống lại nguy cơ lây lan dịch bệnh.

UNICEF kêu gọi đảm bảo quyền tiếp cận với nước sạch cho trẻ emWHO: 1/3 dân số thế giới không được sử dụng nước uống an toànLHQ: Châu Á-Thái Bình Dương khó đạt các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030Thiếu nước sạch và vệ sinh ảnh hưởng nhiều trẻ em hơn xung độtGần 1/2 trường học trên thế giới thiếu nước sạch, nhà vệ sinh

Vệ sinh và nước sạch là hai vấn đề cần đảm bảo để phát triển thế giới bền vững. Ảnh minh họa: CAND Online

Tuy nhiên, 3 tỷ người - gần 1/3 tổng dân số thế giới hiện vẫn không được tiếp cận với các sản phẩm, thiết bị rửa tay cơ bản; 2,2 tỷ người không được tiếp cận với nước uống sạch và gần gấp đôi con số này (tương đương 4,2 tỷ người) không được sử dụng dịch vụ vệ sinh an toàn dưới bất kỳ hình thức nào.

Tình hình thậm chí còn nghiêm trọng và tồi tệ hơn ở các đảo Thái Bình Dương, nơi tỷ lệ dân số không được tiếp cận với nước sạch an toàn cao gấp đôi so với tỷ lệ trung bình toàn cầu. Tại đây, các chỉ số vệ sinh thấp hơn ở khu vực châu Phi cận Sahara....

Mặc dù vấn đề đã xuất hiện và tồn tại từ lâu, nhưng hai vấn đề là nước và vệ sinh vẫn tiếp tục không được chú ý trong các chương trình nghị sự trên toàn cầu.

Trên thực tế, thách thức ở đây là về tài chính. Từ lâu, các chính phủ đã coi nước và vệ sinh là nguồn tiêu hao ngân sách quốc gia, thay vì coi đây là cơ hội đầu tư. Do đó, họ có xu hướng dựa vào thuế quan và tiền chuyển nhượng để trợ cấp cho lĩnh vực này. Và mặc dù mọi người thường sẵn sàng trả tiền để có quyền sử dụng hay cải tiến các dịch vụ này, song những gánh nặng về trang trải chi phí vận hành và bảo trì cơ bản những tiện ích này vẫn đang là vấn đề lớn.

Trong một thông tin có liên quan, tổn thất hằng năm liên quan đến các dịch vụ vệ sinh và nước không đầy đủ hiện đang ở mức 260 tỷ USD, chiếm 1,5% GDP toàn cầu/năm. Trong khi đó, mỗi USD đầu tư vào các dịch vụ nước và vệ sinh chất lượng lại mang lại lợi nhuận cao gấp 4 lần về sức khỏe, kinh tế và giáo dục - tất cả đều có thể phục vụ, làm tăng hiệu quả của các chương trình nghị sự về kinh tế và xã hội rộng lớn hơn của chính phủ.

Có thể nói, sự thay đổi về tư duy của chính phủ các nước chính là yếu tố quyết định để giải quyết những thách thức đang hiện hữu. Nếu không có sự điều chỉnh, những thách thức mà lĩnh vực quan trọng này phải đối mặt sẽ leo thang khi biến đổi khí hậu ngày càng trở nên trầm trọng, tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu và các rủi ro về hệ thống khác cũng tiếp tục tăng. Đại dịch COVID-19 đã làm sâu sắc thêm hoàn cảnh của các nhà cung cấp dịch vụ đang gặp khó khăn về tài chính trên khắp thế giới, nhưng cuộc khủng hoảng cũng là một cơ hội hiếm có để làm nên những điều khác biệt.

Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Thế giới đã tổn thất 2 nghìn tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt

Tờ The Guardian ngày 11/11 trích dẫn kết quả một nghiên cứu mới cho hay, thời tiết khắc nghiệt đã gây thiệt hại cho thế giới 2 nghìn tỷ USD trong thập kỷ qua. Nghiên cứu đã thực hiện phân tích 4.000 sự kiện thời tiết khắc nghiệt liên quan đến khí hậu, từ lũ quét cho đến những đợt hạn hán kéo dài.

Thế giới đã tổn thất 2 nghìn tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt
Return to top