ClockThứ Năm, 20/06/2019 06:57

WHO: 1/3 dân số thế giới không được sử dụng nước uống an toàn

TTH.VN - Báo cáo mới về sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận với nước sạch và vệ sinh cũng cho thấy hơn một nửa thế giới không có quyền tiếp cận với các dịch vụ vệ sinh an toàn.

WHO nhấn mạnh tầm quan trọng của nước sạch trong việc ngăn ngừa NTDsThiếu nước sạch và vệ sinh ảnh hưởng nhiều trẻ em hơn xung đột

Theo WHO và UNICEF, 1/3 dân số thế giới không được sử dụng nước uống an toàn. Ảnh: India Today

Theo một báo cáo mới của UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng tỷ người trên toàn cầu đang tiếp tục chịu đựng sự tiếp cận kém với nước sạch và điều kiện vệ sinh. Khoảng 2,2 tỷ người trên thế giới không có nguồn nước uống được đảm bảo, 4,2 tỷ người không có dịch vụ vệ sinh được quản lý an toàn và 3 tỷ người thiếu các thiết bị rửa tay cơ bản.

Báo cáo Chương trình giám sát chung, Tiến trình về nước uống và điều kiện vệ sinh giai đoạn 2000-2017 cho thấy, trong khi tiến trình phổ cập việc tiếp cận với nguồn nước và điệu kiện vệ sinh đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể thì vẫn tồn tại những lỗ hổng lớn trong chất lượng dịch vụ được cung cấp.

Báo cáo tiết lộ rằng 1,8 tỷ người đã được tiếp cận với các dịch vụ nước uống cơ bản từ năm 2000, nhưng có sự bất bình đẳng lớn về khả năng tiếp cận, tính sẵn có và chất lượng của các dịch vụ này. Ước tính cứ trong 10 người (tương đương với 785 triệu người trên toàn thế giới) vẫn thiếu 1 dịch vụ cơ bản, trong đó có 144 triệu người uống nước chưa được xử lý. Dữ liệu cũng cho thấy 8/10 người sống ở khu vực nông thôn thiếu quyền tiếp cận vào các dịch vụ này.

Tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc Ủy ban Y tế công cộng, Môi trường và Ảnh hưởng của yếu tố xã hội tới sức khỏe của WHO nhấn mạnh rằng, các nước phải tăng gấp đôi nỗ lực của mình về các vấn đề vệ sinh để có thể đạt được mục tiêu tiếp cận toàn cầu vào năm 2030.

“Nếu các quốc gia không tăng cường nỗ lực về điều kiện vệ sinh và nước sạch, chúng ta sẽ tiếp tục sống chung với những căn bệnh như tiêu chảy, dịch tả, thương hàn, viêm gan A và các bệnh nhiệt đới đã bị bỏ quên bao gồm bệnh mắt hột, giun đường ruột và bệnh sán. Đầu tư vào nước sạch và điều kiện vệ sinh là một giải pháp hiệu quả về mặt chi phí và tốt cho xã hội theo nhiều cách. Đó là một nền tảng thiết yếu cho sức khỏe tốt”, Tiến sĩ Maria Neira khẳng định.

Báo cáo cũng nêu rõ rằng 2,1 tỷ người đã được tiếp cận với các dịch vụ vệ sinh cơ bản từ năm 2000 nhưng ở nhiều nơi trên thế giới, chất thải không được quản lý một cách an toàn. Báo cáo cũng tiết lộ rằng 2 tỷ người vẫn thiếu các điều kiện vệ sinh cơ bản, trong đó 7/10 người sống ở khu vực nông thôn và 1/3 sống ở các nước kém phát triển nhất.

Kể từ năm 2000, tỷ lệ dân số không sử dụng nhà vệ sinh khi đại tiện đã giảm một nửa, từ 21% xuống còn 9% và 23 quốc gia đã đạt được gần loại bỏ, nghĩa là chưa đến 1% dân số đang đại tiện ngoài trời. Tuy nhiên, 673 triệu người vẫn đại tiện ngoài trời, và ngày càng tập trung ở các quốc gia có gánh nặng cao. Tồi tệ hơn, tại 39 quốc gia, số người đại tiện ngoài trời thực sự tăng lên, phần lớn trong số đó là ở châu Phi cận Sahara - nơi nhiều quốc gia đã trải qua sự gia tăng dân số mạnh mẽ trong giai đoạn này.

Cuối cùng, báo cáo nhấn mạnh dữ liệu mới cho thấy 3 tỷ người thiếu các thiết bị rửa tay cơ bản bằng xà phòng và nước sạch tại nhà vào năm 2017. Nó cũng cho thấy gần ¾ dân số các nước kém phát triển nhất không có các thiết bị rửa tay cơ bản. Mỗi năm, có tới 297.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy liên quan đến các điều kiện vệ sinh không đầy đủ. Vệ sinh kém và nguồn nước bị ô nhiễm cũng có liên quan đến việc làm lây truyền các bệnh như dịch tả, kiết lỵ, viêm gan A và thương hàn.

Trước tình hình hiện nay, một quan chức cấp cao của UNICEF cho rằng, các lỗ hổng bất bình đẳng về khả năng tiếp cận, chất lượng và tính sẵn có của nước sạch và các điều kiện vệ sinh nên là trung tâm của các chiến lược lập kế hoạch và tài trợ của các chính phủ.

Bảo Nghi (Lược dịch từ WHO)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết

Tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổ chức này vừa khởi động Kế hoạch chiến lược toàn cầu nhằm chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó với bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác gây ra bởi arbovirus (virus lây truyền từ động vật chân đốt, ví dụ như muỗi Aedes).

WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết
Ngày Nhà giáo Thế giới (5/10):
Đã đến lúc cải cách khủng hoảng giáo dục hiện nay

Từ lễ Wai kru ở Thái Lan đến các sự kiện tri ân ở Lào và Campuchia, tất cả các nước ASEAN đều dành riêng một ngày đặc biệt để học sinh vinh danh giáo viên bằng hoa, điệu múa truyền thống và cử chỉ tôn trọng.

Đã đến lúc cải cách khủng hoảng giáo dục hiện nay

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top