Thế giới

Việt Nam: Cần tăng cường hợp tác hỗ trợ các nước thu nhập trung bình

ClockThứ Sáu, 12/05/2023 14:58
Ngày 11/5 tại Trụ sở Liên hợp quốc, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã tổ chức Phiên họp cấp cao về các nước thu nhập trung bình với chủ đề “Đẩy nhanh việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) ở các nước thu nhập trung bình, tập trung vào khía cạnh môi trường.”

Bảo vệ tính bền vững bất chấp nghịch cảnh ở châu Á - Thái Bình DươngCần triển khai kế hoạch bền vững để chấm dứt nạn đói toàn cầu“Tiếp tục đi cùng nhau để nổi lên mạnh mẽ hơn”Hơn 1,3 triệu người chết vì tai nạn đường bộ mỗi nămLHQ: Giáo dục chất lượng là “trụ cột thiết yếu” để đạt mục tiêu phát triển bền vững

leftcenterrightdel
 Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Trần Thanh Tuấn/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc Csaba Korosi cho rằng các nước thu nhập trung bình (MICs) có vai trò quan trọng trong thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững trên toàn cầu, nhưng hiện phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, khủng hoảng kinh tế và các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc kêu gọi cùng thảo luận tìm giải pháp để giãn nợ, tận dụng các cơ chế tài chính hiện có để MICs giải quyết các thách thức về môi trường, biến đổi khí hậu. 

Chủ tịch Hội đồng Kinh tế-xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) Lacheva Stocheva nhấn mạnh cần có cách tiếp cận toàn diện trong hỗ trợ MICs, thông qua hỗ trợ về nguồn lực, kỹ thuật và công nghệ, thúc đẩy xây dựng chỉ số bổ sung cho cách tính Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chỉ số về dễ bị tổn thương đa chiều (MVI); tạo điều kiện cho các nước này tiếp cận tài chính ưu đãi.

Nhiều nước nêu các khó khăn, thách thức đặc thù mà MICs phải đối mặt và nhấn mạnh rất cần sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật từ các cơ quan Liên hợp quốc, các đối tác phát triển, các thể chế tài chính quốc tế.

Đồng thời, cũng chia sẻ những bài học, kinh nghiệm quốc gia trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đánh giá vai trò của hệ thống phát triển Liên hợp quốc trong hỗ trợ các nước thu nhập trung bình và thảo luận về xây dựng các chỉ số về phát triển bền vững lồng ghép các khía cạnh về kinh tế, môi trường, xã hội.

Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, khẳng định chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế, hòa bình, ổn định là cơ sở quan trọng cho phát triển bền vững ở các nước thu nhập trung bình. Để giải quyết các thách thức như biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực, năng lượng.

Đại sứ cho rằng ở cấp quốc gia, các nước thu nhập trung bình cần tăng cường khả năng chống chịu và huy động nguồn lực trong nước hiệu quả để phát triển, tận dụng thế mạnh của khoa học, công nghệ và đổi mới để phát triển xanh, bền vững và thông minh.

Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế cũng rất quan trọng trong việc thúc đẩy nỗ lực toàn cầu và nỗ lực quốc gia.

Đại sứ kêu gọi các nước phát triển thực hiện cam kết hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và xây dựng năng lực cho các nước thu nhập trung bình.

Ngược lại, các nước thu nhập trung bình cần tăng cường hợp tác, đối thoại chính sách, chia sẻ kinh nghiệm thông qua các cơ chế hợp tác hiện có giữa các nước thu nhập trung bình và với các nước phát triển.

Nhân dịp này, Đại sứ đã đề cao các nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, cam kết phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050 cũng như việc gần đây đã thiết lập quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng.

Theo TTXVN/Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Return to top