Thế giới

Cần triển khai kế hoạch bền vững để chấm dứt nạn đói toàn cầu

ClockThứ Hai, 15/11/2021 11:10
TTH.VN - Năm 2015, 193 quốc gia đã tập hợp tại Liên Hiệp Quốc và cam kết chấm dứt nạn đói toàn cầu vào năm 2030 như một phần của Chương trình nghị sự vì sự phát triển bền vững.

OIC sẽ đóng góp đáng kể vào việc chấm dứt nạn đói5 triệu người Yemen “chỉ cách nạn đói một bước chân”Khủng hoảng về doanh số của Boeing vẫn chưa chấm dứtThay đổi toàn diện để chấm dứt nạn tảo hôn vào năm 2030Nỗ lực chấm dứt nạn đói của châu Á-Thái Bình Dương đang chậm lại

Cần chung tay chấm dứt nạn đói toàn cầu vào năm 2030. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Chỉ còn chưa đầy một thập kỷ nữa sẽ đến thời hạn, song triển vọng đạt được mục tiêu vẫn còn khá ảm đạm. Để cải thiện tiến độ hành động, đòi hỏi các chính phủ và khu vực tư nhân phải giải quyết đồng thời các cuộc khủng hoảng lương thực và vấn đề môi trường toàn cầu.

Tình trạng mất an ninh lương thực đã và đang gia tăng trong những năm gần đây do hậu quả của các cuộc xung đột và biến đổi khí hậu, cũng như ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ngày nay, có đến 811 triệu người bị đói, bao gồm 132 triệu người bị xếp vào loại thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ đại dịch. 3 tỷ người khác quá nghèo để có được một chế độ ăn lành mạnh.

Những nỗ lực chống đói theo cách truyền thống thường tập trung vào sản xuất nhiều lương thực hơn, song điều này đã phải trả một cái giá quá đắt về môi trường. Nông nghiệp làm cạn kiệt 70% lượng nước ngọt và 40% diện tích đất trên thế giới. Điều này góp phần đẩy khoảng 1 triệu loài vào con đường gần như tuyệt chủng. Sản xuất lương thực tạo ra 30% lượng phát thải khí nhà kính (GHG) toàn cầu và là nguyên nhân hàng đầu gây ra nạn phá rừng ở Amazon.

Do đó, các nhà hoạch định chính sách tìm cách xóa bỏ nạn đói hiện nay đang phải đối mặt với tình thế khó xử: Ngăn hàng tỷ người lâm vào cảnh bị đói, cùng lúc cũng phải cứu hành tinh. Đơn cử như trợ cấp phân bón có thể tăng năng suất cây trồng và giảm nạn đói, trong khi cách làm này cũng có thể dẫn đến việc sử dụng quá nhiều Nito, từ đó phá hủy đất.

Tương tự như vậy, các trang trại chăn nuôi gia súc và trồng lúa cũng thải ra khí Metan, một loại khí nhà kính mạnh hơn cả Carbon Dioxide. Cách hiệu quả nhất để giảm lượng khí thải Metan là đánh thuế chúng. Tuy nhiên, chính điều này sẽ khiến giá lương thực tăng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận dinh dưỡng của người tiêu dùng và đe dọa sinh kế của nông dân và chủ trang trại.

Chính vì những lý do này, các quốc gia phải thiết lập một hạn mức ô nhiễm môi trường tối ưu để không làm giảm năng suất nông nghiệp, hoặc làm suy yếu phúc lợi xã hội và kinh tế của người nghèo. Chúng ta cần một giải pháp “cho nhiều miệng ăn nhất” mà không gây nguy hiểm cho hành tinh.

Để tìm ra một kế hoạch khả thi, đòi hỏi phải xem xét hệ thống lương thực một cách tổng thể - một sự khác biệt lớn so với cách tiếp cận hiện tại.

Các nghiên cứu cho thấy rằng sự kết hợp của các biện pháp chính nhằm tăng năng suất của các trang trại, cắt giảm thất thoát và lãng phí lương thực có thể giúp giảm 314 triệu người đói kinh niên trong thập kỷ tới, đồng thời cung cấp chế độ ăn lành mạnh cho 568 triệu người.

Việc mở rộng mạng lưới an toàn quốc gia của các nước, bao gồm cả chương trình cho trẻ ăn học có thể hỗ trợ thêm 2,4 tỷ người có thể tiếp cận với một chế độ ăn uống lành mạnh vào năm 2030.

Trong một thông tin có liên quan, một nghiên cứu khác đã chỉ ra hàng loạt các sáng kiến chi phí thấp có thể chấm dứt nạn đói cho 500 triệu người vào năm 2030, đồng thời hạn chế phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, phù hợp với các mục tiêu của Thỏa thuận Khí hậu Paris năm 2015.

Những sáng kiến này bao gồm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp để sản xuất lương thực hiệu quả hơn, thiết lập dịch vụ thông tin trong đó cung cấp cho nông dân về dự báo thời tiết và giá cả cây trồng, triển khai chương trình xóa mù chữ cho phụ nữ - lớp dân số chiếm một nửa lực lượng lao động là nông dân ở các nước đang phát triển và mở rộng quy mô bảo trợ xã hội. Những kế hoạch này có thể đạt được nếu các nước giàu tăng gấp đôi viện trợ an ninh lương thực lên 26 tỷ USD mỗi năm, kéo dài cho đến năm 2030 và các nước nghèo hơn cũng duy trì mức đầu tư hằng năm là 19 tỷ USD.

Để đạt được những mục tiêu đề ra nhằm chấm dứt nạn đói trên toàn cầu, các chính phủ hiện phải làm việc với khu vực tư nhân để cung cấp các hệ thống canh tác chính xác với chi phí thấp hơn, đặc biệt là đối với các hộ nông dân nhỏ. Tin tốt là các công ty tư nhân rất muốn thúc đẩy tính bền vững, bao gồm cả thông qua các chương trình “tài chính kết hợp”.

Nếu các chính phủ nhanh chóng triển khai hành động, vẫn chưa muộn để xóa sổ nạn đói vào năm 2030.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Return to top