Thế giới

'Việt Nam cần tập trung ưu tiên RCEP trong năm Chủ tịch ASEAN'

ClockThứ Ba, 24/12/2019 14:52
Học giả Indonesia cho rằng thúc đẩy Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là vấn đề đầu tiên mà Việt Nam cần tập trung ưu tiên trong Năm Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2020.

Các nước tăng tốc đàm phán hiệp định RCEPPhiên đàm phán Hiệp định RCEP tiếp theo sẽ diễn ra tại Việt NamCác nước tham gia RCEP kỳ vọng sớm hoàn tất hiệp định

Toàn cảnh Hội nghị Cấp bộ trưởng về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). (Ảnh: Lý Hữu Kiên/TTXVN)

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Jakarta, ông Ahmad Ibrahim Almutaqqi - Giám đốc Chương trình nghiên cứu ASEAN thuộc Trung tâm Habibie của Indonesia - cho rằng vẫn còn một số hy vọng về việc Ấn Độ tham gia RCEP vào năm 2020 nếu các bên đàm phán có thể nhất trí về những vấn đề nổi bật mà New Delhi đã nêu.

Theo nhà nghiên cứu này, Nhật Bản mới đây tuyên bố sẽ không tham gia RCEP nếu thiếu Ấn Độ. Vì vậy, sẽ là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong việc cố gắng thuyết phục Ấn Độ và Nhật Bản gắn bó với hiệp định này.

Ông Ahmad Ibrahim Almutaqqi bày tỏ tin tưởng vào khả năng, sự khéo léo và linh hoạt của Việt Nam trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế.

Chuyên gia này đặc biệt đề cao năng lực Việt Nam trong đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) và là một trong những nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ông Almutaqqi đánh giá với tốc độ tăng trưởng rất cao trong vài năm qua, Việt Nam đã cho thấy thành quả có thể đạt được nếu mở cửa kinh tế và tham gia tiến trình toàn cầu hóa.

Trong khi đó, ông cũng cho rằng Ấn Độ cần tham gia toàn cầu hóa nhiều hơn, mở cửa hơn nữa lĩnh vực thương mại và kinh doanh.

Theo ông Almutaqqi, bên cạnh RCEP, Việt Nam cũng cần ưu tiên thúc đẩy Cộng đồng ASEAN, do năm 2020 là thời điểm đánh dấu 5 năm thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.

Bày tỏ hy vọng được chứng kiến những “thành tựu phát triển lớn” trong Năm Chủ tịch của Việt Nam, ông Almutaqqi cho biết có rất nhiều hy vọng đặt vào Việt Nam bởi đây là một trong những nước có tiếng nói ở Đông Nam Á với một nền kinh tế phát triển nhanh.

Theo chuyên gia này, việc Việt Nam và Indonesia cùng đảm nhận cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc 2020-2021 sẽ là “cơ hội chiến lược” để hai nước hợp tác thúc đẩy chương trình nghị sự của ASEAN.

Về các thách thức của ASEAN, ông Almutaqqi cũng cho rằng tổ chức này đang phải đối mặt với một tình hình nhiều biến động cũng như bất ổn định do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung; căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và đặc biệt là tình hình Biển Đông - vốn đang là “mối quan tâm lớn” của cả khu vực.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam
Tự hào về truyền thống hào hùng của quân đội

Chiều 9/12, Tiểu đoàn Huấn luyện Cơ động, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp với Trường tiểu học Thuỷ Xuân (TP. Huế) tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 60 năm Ngày truyền thống BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế với hơn 800 người tham gia.

Tự hào về truyền thống hào hùng của quân đội
Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
16 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

16 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh
Return to top