Lãnh đạo các nước tại vòng đàm phán RCEP diễn ra ở Đà Nẵng. Ảnh: Tuổi trẻ
Họp tại Đà Nẵng, lãnh đạo thuộc 10 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 6 nước đối tác bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand tham gia điều chỉnh một số nội dung, giải quyết vấn đề còn tồn tại và hướng đến đạt được nền tảng chung về mở cửa thị trường, tự do thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ, cũng như đầu tư.
Hơn bao giờ hết, một khi thỏa thuận tiến gần hơn đến vạch đích, ý chí chính trị sẽ đòi hỏi các bên liên quan đến RCEP tìm mọi cách để giải quyết những trở ngại còn tồn tại, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh phát biểu trong phiên khai mạc vòng đàm phán cuối cùng của hiệp định cho hay. Với tư cách là chủ nhà của vòng đàm phán này, đồng thời cũng là Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam sẽ phấn đầu hỗ trợ cho thỏa thuận nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa các nước RCEP, cũng như đảm bảo thế cân bằng cho toàn khu vực.
Nhận định về vấn đề này, Tiến sĩ Hoe Ee Khor, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 cho rằng, nếu các nước ASEAN và 6 nước đối tác đối thoại có thể hoàn thành hiệp định RCEP, thì đây sẽ là tín hiệu vô cùng mạnh mẽ của một cam kết đạt được thương mại đa phương dựa trên quy tắc trong bối cảnh xu hướng chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân tộc đang ngày càng gia tăng.
Hạnh Nhi
(Lược dịch từ Prensa Latina & ANN News)