Thế giới

Việt Nam có thể là đối tác thương mại tiềm năng của Australia

ClockThứ Tư, 06/01/2021 20:43
TTH - Bên cạnh đại dịch, một trong những nỗi lo chính của Australia trong năm qua là tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế của mình. Với hy vọng giảm bớt sự phục thuộc vào thị trường Trung Quốc, việc Ấn Độ mở cửa thị trường cho các nhà xuất khẩu Australia vẫn là mục tiêu chính của Canberra. Tuy nhiên, khuynh hướng lãnh đạo của bộ máy hành chính và chủ nghĩa dân tộc của Ấn Độ vẫn đem lại nhiều rào cản.

Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường AustraliaAustralia chuẩn bị gói tài trợ cho các quốc gia Đông Nam Á

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Australia Scott Morrison (trái). Ảnh minh họa: VGP/baochinhphu.vn

Tuy nhiên, một báo cáo chung được công bố gần đây bởi Asia Society và Trung tâm Nghiên cứu APEC của Australia đã xác định một nền kinh tế châu Á mới nổi khác có thể mang lại khả năng tương thích kinh tế đáng kể cho Australia là Việt Nam. Mặc dù dân số Việt Nam có thể không đông như Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng việc nỗ lực chuyển đổi cơ cấu sang nền kinh tế công nghiệp và thị trường thông qua thương mại và đầu tư đã giúp Việt Nam duy trì tăng trưởng, chất lượng sống của người dân được tăng đáng kể.

Việc tái cơ cấu này đã mang lại một số cơ hội cho các doanh nghiệp Australia. Cụ thể, vào năm 1990, thương mại hai chiều hai nước Việt Nam – Australia đạt 32,3 triệu USD, song đến năm 2019, con số này đã tăng lên 11,8 tỷ USD. Tuy vẫn thấp hơn so với thương mại thiết lập giữa Australia và Trung Quốc, nhưng những lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng vẫn được kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam và Australia.

Về thế mạnh và tiềm năng hợp tác, không giống như 3 đối tác thương mại chính của Australia ở châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam vẫn chứng kiến dân số ngày càng tăng, dự kiến sẽ tăng từ mức 98 triệu người lên đến 120 triệu người vào năm 2050. Ngoài ra, mặc dù Australia và Việt Nam chưa có hiệp định thương mại song phương, nhưng hiện nay hai bên đều tham gia các hiệp định khu vực chung như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia/New Zealand (AANZFTA). Do đó, hai nước hoàn toàn có thể hợp tác và phát triển lâu dài trong tương lai tới.

Theo nhận định và phân tích của giới chuyên gia, cơ hội phát triển cho các nhà xuất khẩu Australia chủ yếu dựa vào sự mở rộng thương mại hiện có giữa Australia và Việt Nam. Được biết, các mặt hàng của Australia luôn có cơ hội để tiếp cận thị trường Việt Nam như thịt bò, ngũ cốc, bông, thực phẩm chế biến, tài nguyên về khoáng sản và kim loại, dịch vụ giáo dục, Công nghệ Thông tin, bảo hiểm, môi trường và sức khỏe...

Về phía Việt Nam, Việt Nam luôn chào đón các doanh nghiệp Australia với các thương hiệu của nước này đều được đánh giá cao. Hiện tại, hai nước Việt Nam, Australia đều đang nỗ lực để trở thành một trong mười đối tác thương mại hàng đầu của nhau và tăng gấp đôi đầu tư vào mỗi nước.

Có thể nói, việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện và nổi lên của các nền kinh tế châu Á là một chiến lược thông minh và thành công của Australia. Và với những lợi ích chiến lược tương tự, việc hình thành mối quan hệ gắn bó hơn đối với Việt Nam nên được coi là một lĩnh vực ưu tiên của Canberra. Khả năng cao, Việt Nam sẽ là một đối tác quan trọng của Australia khi nước này tìm cách mở rộng quan hệ kinh tế ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và vạch lộ trình phục hồi sau ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 hoành hành.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The Diplomat & Vietnam Insider)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam

Sáng 2/11 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh diễn ra Giải tennis kỷ niệm 78 năm Ngày pháp luật Việt Nam (9/11/1946 - 9/11/2024). Đến dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Văn Phước, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh và ông Nguyễn Đình Huy, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Huy Thịnh - đơn vị tài trợ chính giải đấu.

Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam
Khai thác tiềm năng du lịch đường sông

Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng du lịch đường sông ở Huế phát triển vẫn còn chậm, chưa tương xứng với tài nguyên hiện có. Thiếu dịch vụ, hạ tầng giao thông, thiếu liên kết trong phát triển du lịch đường sông là những trở lực khiến du lịch đường sông chưa thể bứt phá.

Khai thác tiềm năng du lịch đường sông
Return to top