Thế giới

Việt Nam kêu gọi các bên tránh làm leo thang căng thẳng ở Sudan

ClockThứ Bảy, 11/12/2021 09:48
Đại sứ Phạm Hải Anh kêu gọi các bên liên quan ở Sudan tiếp tục kiềm chế, tránh các hành động bạo lực hoặc làm leo thang căng thẳng, thúc đẩy đối thoại, hòa giải và tiến trình chuyển tiếp ở nước này.

Việt Nam chủ trì phiên họp của Ủy ban của Hội đồng Bảo an về Nam SudanViệt Nam kêu gọi thúc đẩy nối lại đàm phán về vấn đề PalestineTu nghiệp sinh Việt Nam tại Israel giúp nhau vượt qua 'bão lửa'Việt Nam họp tổng kết tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp QuốcViệt Nam thúc đẩy Hội đồng Bảo an LHQ giải quyết vấn đề bạo lực tình dục trong xung đột

Người tị nạn tại một trại tạm ở Aj Jabalen, Sudan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 10/12, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã họp về hoạt động của Ủy ban trực thuộc Hội đồng Bảo an liên quan đến Sudan (Ủy ban 1591), hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ chuyển tiếp hợp nhất của Liên hợp quốc tại Sudan (UNITAMS) và tình hình tại quốc gia Đông Bắc Phi này.

Tại cuộc họp, Đại sứ Sven Jurgenson - Trưởng Phái đoàn thường trực Estonia tại Liên Hiệp Quốc, Chủ tịch Ủy ban 1591 - đã báo cáo về hoạt động của Ủy ban 1591 trong quý 4/2021.

Theo Đại sứ Jurgenson, trong 2 năm qua, tình hình an ninh ở Sudan nói chung và khu vực Darfur nói riêng đã được cải thiện. Các biện pháp của Hội đồng Bảo an đối với Sudan đang góp phần đảm bảo hòa bình bền vững cho quốc gia này.

Về phần mình, ông Volker Perthes - Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc về Sudan kiêm người đứng đầu UNITAMS - đã báo cáo về tình hình ở Sudan trong 6 tuần vừa qua kể từ sau vụ việc ngày 25/10.

Theo ông, Sudan vừa trải qua những tuần khủng hoảng nghiêm trọng và tình hình mới chỉ được cải thiện một vài ngày gần đây sau khi Thủ tướng Abdalla Hamdok ký được thỏa thuận với Tướng Abdel Fattah Al-Burhan hôm 21/11 vừa qua.

Ông Perthes đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc sớm khôi phục trật tự Hiến pháp, thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp dân sự phù hợp với Sắc lệnh Hiến pháp năm 2019 và thúc đẩy bảo đảm quyền con người ở Sudan.

Ông bày tỏ quan ngại về tình trạng gia tăng bạo lực giữa các cộng đồng dân ở khu vực Darfur trong những tuần vừa qua và kêu gọi tăng cường các nỗ lực bảo vệ thường dân tại đây.

Sau khi nghe báo cáo, các nước thành viên Hội đồng Bảo an ghi nhận một số tiến triển tích cực ở Sudan những ngày gần đây, đặc biệt là thỏa thuận ký hôm 21/11.

Các nước kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không sử dụng vũ lực, sớm khôi phục trật tự Hiến pháp và tuân thủ đầy đủ Sắc lệnh Hiến pháp năm 2019, Thỏa thuận Hòa bình Juba năm 2020, cũng như bảo đảm an toàn cho người dân.

Đại biện lâm thời Sudan nhấn mạnh cần duy trì đối thoại và đoàn kết giữa tất cả các bên liên quan tại Sudan để thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp ở nước này.

Đại sứ Phạm Hải Anh, Đại biện lâm thời Việt Nam tại Liên hợp quốc, ghi nhận các nỗ lực gần đây nhằm ổn định tình hình ở Sudan, trong đó có Thỏa thuận ngày 21/11.

Đại sứ kêu gọi các bên liên quan ở Sudan tiếp tục kiềm chế, tránh các hành động bạo lực hoặc làm leo thang căng thẳng, thúc đẩy đối thoại, hòa giải và thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp ở Sudan phù hợp với Sắc lệnh Hiến pháp năm 2019.

Đại sứ Phạm Hải Anh ghi nhận tình hình Sudan nói chung và Darfur nói riêng còn đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế, nhân đạo, bạo lực giữa các cộng đồng, tác động của thiên tai và đại dịch COVID-19.

Đại sứ kêu gọi các cơ quan liên quan ở Sudan tăng cường nỗ lực bảo vệ thường dân, thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin giữa các cộng đồng ở Darfur.

Đại sứ mong muốn cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ nhân đạo và hỗ trợ xử lý thách thức về kinh tế ở Sudan, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn cho các nhân viên của Liên Hiệp Quốc và UNITAMS.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10
Return to top