Thế giới

Việt Nam là điểm sáng trong triển vọng kinh tế khu vực còn ảm đạm

ClockThứ Bảy, 20/08/2022 08:08
TTH.VN - Moody’s Analytics mới đây đã đưa ra đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế của Việt Nam, nhờ được hưởng lợi từ dòng vốn đầu tư được chuyển hướng từ những bất ổn trong chính sách của Trung Quốc.

Hơn một nửa số doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEAN lạc quan về triển vọng kinh tếTiềm năng lớn của dược liệu Việt Nam tại thị trường Nhật BảnĐối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Israel lần thứ 2The Business Times: Thị trường nhà ở Việt Nam sẽ nhộn nhịp hơnCampuchia, Việt Nam đặt mục tiêu thương mại song phương 10 tỷ USD trong năm 2022

Nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều cải thiện đáng khích lệ sau những tổn thất gây nên do dịch COVID-19 và các yếu tố bất lợi khác. Ảnh minh họa: Báo Đầu tư/VTV.vn

Việt Nam cũng là nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APAC) duy nhất được điều chỉnh dự đoán triển vọng tăng đáng kể so với dự báo tăng trưởng GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) đưa ra bởi Moody’s Analytics, với các nhà nghiên cứu dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,5%, cao nhất trong khu vực.

Các nhà kinh tế cũng lưu ý thêm rằng: “Sự mở cửa chậm của nền kinh tế Việt Nam hồi đầu năm nay đã chuyển thành sự cải thiện nhanh chóng trong sản xuất công nghiệp và thương mại xuất khẩu, được hỗ trợ bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục chảy vào. Tình trạng bất ổn trong chính sách của Trung Quốc đang hướng đầu tư vào Việt Nam và các nước khác ở khu vực Đông Nam Á”.

Tuy dựa trên dữ liệu vào tháng 7 khiến các nhà kinh tế nhấn mạnh sự giảm tốc trong hoạt động xuất khẩu của 3 nhà xuất khẩu, bao gồm Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam, họ vẫn bày tỏ sự tin tưởng rằng nhu cầu có thể ổn định trở lại nhờ thị trường lao động của Mỹ còn “khá mạnh”.

Dù vậy, cảnh báo vẫn được đưa ra, rằng sự suy yếu từ Trung Quốc và khả năng suy thoái ở Anh và châu Âu vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau sẽ tạo ra rủi ro về giảm xuất khẩu từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Theo Moody’s Analytics, các mô hình thương mại suy yếu và lạm phát dai dẳng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực trong nửa cuối năm 2022, mặc dù mô hình kinh tế chung, cũng như tiến trình phục hồi và mở rộng sẽ được duy trì trong suốt cả năm.

Trong khu vực, triển vọng của Trung Quốc và Hongkong giảm đáng kể nhất.

Tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc cho năm 2022 hiện chỉ đạt 3,4%, giảm sâu so với mức dự báo đưa ra hồi tháng 7 là 4,3% do thiếu sự cải thiện của thị trường nhà ở, hoặc chi tiêu người tiêu dùng không tăng, cùng với đó là sự sụt giảm GDP hàng quý ghi nhận trong Quý II.

Mặt khác, GDP của Hongkong trong năm 2022 được dự đoán sẽ đạt mức âm, sau khi GDP hàng quý giảm trong Quý I và Quý IV năm 2021, tiếp theo đó là tiếp tục ghi nhận mức giảm sâu hơn 2% trong Quý I/2022 do tác động từ các hạn chế đi lại và đóng cửa biên giới với Trung Quốc.

Các nhà kinh tế Hongkong cho biết: “Việc tiếp tục các hạn chế chống dịch COVID-19 cho đến giữa tháng 8 đã làm tăng thêm sự không chắc chắn này, mặc dù các hạn chế hiện tại là hạn chế nằm trong nội địa, cách xa trung tâm sản xuất và vận chuyển lớn”.

Tại Ấn Độ, các chuyên gia của Moody’s Analytics đã quan sát thấy “một số yếu tố lạc quan” trong thời gian còn lại của năm nay và năm 2023, khi xuất khẩu đã ổn định và sản xuất công nghiệp được cải thiện.

Nhu cầu đi lại và du lịch tiếp tục phục hồi dự kiến sẽ thúc đẩy các ngành dịch vụ và bán lẻ của khu vực, bất chấp tăng trưởng của năm 2023 có thể sẽ giảm tốc do các nền kinh tế hứng chịu mức lãi suất cao hơn.

“Nam và Đông Nam Á phải đối mặt với rủi ro lớn nhất từ lạm phát bất ngờ. Điều này có thể làm chậm lại nhu cầu địa phương đối với hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả nhà ở. Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan có nguy cơ bị gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều hơn đối với hàng điện tử và linh kiện từ Trung Quốc. Giá hàng hóa giảm nhanh hơn dự kiến cũng sẽ làm suy yếu nền kinh tế của Australia, Indonesia và Malaysia”, các nhà kinh tế của Moody’s Analytics nói thêm.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

80% du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025

Nền tảng tìm kiếm thông tin du lịch Skyscanner vừa công bố một báo cáo mới tiết lộ xu hướng du lịch năm 2025 tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC), trong đó nổi bật là các vấn đề về xu hướng du lịch, chi tiêu cho du lịch, sở thích về điểm đến, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong du lịch và du lịch bền vững.

80 du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025
Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế

Ngày 22/10, tại thị xã Sa La Van, tỉnh Sa La Van, nước CHDCND Lào, Đoàn đại biểu Ty Công an tỉnh Sa La Van - Lào và Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam phối hợp tổ chức Hội đàm thường niên năm 2024. Thiếu tướng Sỉ Sợt Sỏn Đa La, Giám đốc Ty Công an tỉnh Sa La Van và Đại tá Hoàng Minh Hùng, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế đồng chủ trì hội đàm.

Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế
Return to top