Thế giới

Việt Nam là đối tác và người bạn lớn của Singapore trong ASEAN

ClockThứ Sáu, 26/08/2022 15:15
Về quan hệ song phương, Đại sứ Mai Phước Dũng cho biết Việt Nam và Singapore đã hợp tác mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh và giao lưu nhân dân.

TP. Hồ Chí Minh và Singapore tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lựcChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tốt đẹp chuyến thăm SingaporeViệt Nam-Singapore sẽ tăng tốc hợp tác trong nền kinh tế số

Đại sứ Mai Phước Dũng phát biểu tại lễ kỷ niệm. (Ảnh: Lê Ngọc Dương/TTXVN)

Sau hai năm bị gián đoạn do đại dịch COVID-19, tối ngày 25/8, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 77, với sự tham dự của hơn 300 quan khách Singapore, đoàn ngoại giao, giới doanh nghiệp, học giả và đại diện cộng đồng người Việt tại nước sở tại.

Phát biểu khai mạc buổi chiêu đãi, Đại sứ Mai Phước Dũng vui mừng thông báo Việt Nam đã kiểm soát thành công đại dịch COVID-19 và có được đà phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau dịch bệnh, với tăng trưởng GDP trong nửa đầu năm 2022 tăng 6,42% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đại sứ khẳng định Việt Nam luôn nhất quán với nguyên tắc thúc đẩy độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại của Việt Nam là tích cực phát triển các mối quan hệ hữu nghị và tin cậy với các quốc gia và các thể chế quốc tế dựa trên lợi ích và sự thịnh vượng chung, đồng thời duy trì các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế.

Về quan hệ song phương, Đại sứ Mai Phước Dũng cho biết Việt Nam và Singapore đã hợp tác mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh và giao lưu nhân dân.

Trong khuôn khổ các cơ chế đa phương, hai nước đã hợp tác chặt chẽ với nhau và với các nước khác thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với các đối tác để thúc đẩy sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực, xây dựng một trật tự khu vực và quốc tế an toàn và ổn định dựa trên luật pháp quốc tế.

Về kinh tế, Đại sứ Mai Phước Dũng cho biết tính đến hết tháng 6/2022, Singapore có khoảng 3.000 dự án đầu tư ở Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 70 tỷ USD, là nhà đầu tư lớn thứ hai trong 139 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Chỉ tính riêng nửa đầu năm 2022, Singapore là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt 4,3 tỷ USD. Thương mại song phương đạt 15,7 tỷ USD, tăng gần 22% so với cùng kỳ năm 2021.

Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 12 của Singapore, trong khi Singapore là đối tác thương mại thứ 15 của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Đại sứ cũng khẳng định giao lưu nhân dân là một trụ cột vững chắc khác trong quan hệ Việt Nam-Singapore.

Hàng chục nghìn học giả, học sinh sinh viên và người lao động Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại đây. Họ là những “đại sứ” tăng cường sự kết nối giữa hai quốc gia. 

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt chính phủ Singapore, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Singapore, bà Josephine Teo, khẳng định mối quan hệ lâu đời giữa Singapore và Việt Nam được các thế hệ lãnh đạo hai bên vun đắp ngày càng trở nên sâu sắc theo năm tháng.

Bà đánh giá Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, là đối tác và người bạn lớn của Singapore trong ASEAN.

Hai bên hợp tác chặt chẽ trong những lĩnh vực then chốt như thương mại và đầu tư, tài chính, an ninh và quốc phòng.

Bộ trưởng nhấn mạnh sự trao đổi thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo và sự hỗ trợ lẫn nhau trong suốt thời kỳ dịch bệnh là minh chứng cho mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước.

Bà vui mừng thông báo Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam trong năm 2020 và 2021 với khoảng 20 tỷ USD được đầu tư trong 2 năm qua. 10 khu công nghiệp Việt Nam-Singapore tạo 270.000 việc làm cho Việt Nam.

Hai nước hiện đang hợp tác để phục hồi mạnh mẽ hơn sau đại dịch, mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực mới như an ninh mạng, thành phố thông minh, phát triển bền vững và kinh tế số…

Bộ trưởng cho biết trong khu vực, Singapore và Việt Nam là những đối tác chặt chẽ. Với tư cách là thành viên ASEAN, hai nước đã phối hợp và chia sẻ quan điểm chung về những vấn đề khu vực.

Hai bên cam kết tăng cường sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN và làm sâu sắc hơn sự hội nhập kinh tế khu vực./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Return to top