Thế giới

Việt Nam-Singapore sẽ tăng tốc hợp tác trong nền kinh tế số

ClockThứ Sáu, 25/02/2022 21:28
TTH - Từ ngày 24/2-26/2, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước Singapore, theo lời mời trước đó của Tổng thống Cộng hòa Singapore Halimah Yacob. Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan cho biết, đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên mà Singapore đón tiếp kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Quỹ Temasek (Singapore) hỗ trợ Việt Nam trang thiết bị y tế chống dịch COVID-19Liên doanh bảo dưỡng tàu bay của Việt Nam và Singapore đạt chứng chỉ bảo dưỡng của Mỹ

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long ngày 25/2/2022. Ảnh: TTXVN

Chia sẻ trên mạng xã hội Twitter, Ngoại trưởng Balakrishnan bày tỏ niềm vinh dự khi đón Chủ tịch nước, Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại sân bay quốc tế Changi vào tối 24/2. Chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là “một biểu tượng cho mối quan hệ song phương tuyệt vời và cam kết tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước”, nhà ngoại giao hàng đầu của Singapore viết rõ.

Cũng theo Ngoại trưởng Balakrishnan, quan hệ Singapore-Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973. Kết quả này chủ yếu là nhờ sự tin tưởng cao ở cấp độ chính trị, mối quan hệ đối tác cùng có lợi và quan hệ Nhân dân bền chặt.

Trong một cuộc phỏng vấn, Ngoại trưởng Balakrishnan cho biết, với tư cách là các quốc gia thành viên ASEAN, Singapore và Việt Nam cam kết kiên định đối với hòa bình và ổn định của khu vực, cũng như vai trò trung tâm của ASEAN.

Ngoại trưởng Balakrishnan cũng nhấn mạnh mối liên kết kinh tế và hợp tác lâu dài trong phát triển nguồn nhân lực giữa hai nước.

Liên tục được xếp hạng là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, Singapore cũng là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDA) hàng đầu vào Việt Nam trong 2 năm qua.

Với vốn đầu tư lũy kế 62,6 tỷ USD vào hơn 2.600 dự án tại 45/63 tỉnh thành của Việt Nam, Singapore hiện là nhà đầu tư ASEAN hàng đầu tại Việt Nam, và thứ ba về tổng thể, chỉ sau Nhật Bản và Hàn Quốc. Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore được thành lập cách đây 25 năm, thu hút 14 tỷ USD vốn đầu tư và tạo ra hơn 270.000 việc làm tại Việt Nam.

Trong năm tới (2023), hai nước sẽ đánh dấu kỷ niệm 50 năm quan hệ song phương. Đây cũng là dịp kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác Chiến lược được thiết lập vào năm 2013 nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ chính trị, hợp tác kinh tế, an ninh và quốc phòng, quan hệ đối tác trong việc thúc đẩy gắn kết và hợp tác khu vực và quốc tế.

Theo nhật báo The Straits Times của Singapore, các nhà lãnh đạo Việt Nam – Singapore đã xây dựng được sự tin cậy và hiểu biết chính trị ở mức độ cao qua nhiều thế hệ, và mong muốn duy trì mối quan hệ đối tác trong tương lai bằng cách mở rộng sang các lĩnh vực mới nổi, bao gồm việc tăng tốc hợp tác trong nền kinh tế số với các lĩnh vực như an ninh mạng, thành phố thông minh và thanh toán kỹ thuật số.

Đồng thời, Singapore cũng mong muốn hợp tác với Việt Nam trong phát triển bền vững khi Việt Nam tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững và năng lượng tái tạo, với mục tiêu đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050.

Theo tin từ TTXVN và VOV, trong sáng 25/2, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Singapore Halimah Yacob, và gặp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp lãnh đạo một số Tập đoàn hàng đầu Singapore trong các lĩnh vực năng lượng, phát triển đô thị; bất động sản, hạ tầng khu công nghiệp…, khuyến khích các doanh nghiệp Singapore tiếp tục đầu tư và mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top