Thế giới

Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong Chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ

ClockThứ Tư, 21/10/2020 08:37
Đây là phát biểu của bà Riva Ganguly Das, Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ tại Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ - Việt Nam diễn ra theo hình thức trực tuyến sáng 20/10.

Việt Nam thúc giục các bên tại Trung Phi tôn trọng cam kết hòa bìnhViệt Nam, Singapore trở thành địa điểm mở văn phòng mới của các ngân hàng khu vực Nhật BảnDư luận quốc tế về chuyến thăm Việt Nam của tân Thủ tướng Nhật BảnViệt Nam – nhà lãnh đạo hiệu quả của khu vực ASEANViệt Nam là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du của Thủ tướng Nhật Bản

Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Riva Ganguly Das phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ - Việt Nam ngày 20/10 (Ảnh: MEA)

Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ - Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Riva Ganguly Das khẳng định Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong Chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ, và là đối tác quan trọng trong Sáng kiến Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương của nước này. Vị trí này được hình thành trên cơ sở những giá trị và lợi ích chung giữa hai nước trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực. Quan chức ngoại giao Ấn Độ nhấn mạnh, hiện nay, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Ấn Độ - Việt Nam được mở rộng ra một loạt các lĩnh vực hợp tác: từ tiếp xúc chính trị tới kinh tế và đối tác phát triển, hợp tác quốc phòng và an ninh, trao đổi văn hóa và giao lưu nhân dân.

Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là khuôn khổ hợp tác được Chính phủ Ấn Độ ủng hộ nhằm nỗ lực tạo dựng một khu vực hàng hải an toàn và an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tại hội nghị Thượng đỉnh Đông Á năm 2019 diễn ra ở Thái Lan, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đề xuất hình thành Sáng kiến Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương nhằm duy trì và sử dụng một cách bền vững khu vực hàng hải này, đồng thời cùng nỗ lực để tạo ra một không gian biển an toàn và an ninh.

Ý tưởng này ngày càng thu hút được sự chú ý với việc Nhật Bản đã đồng ý tham gia và trở thành đối tác chính giúp kết nối Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Việt Nam với vai trò là một thành viên quan trọng trong ASEAN đồng thời cũng có mối quan hệ hữu nghị lâu đời với Ấn Độ. Theo Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, Ấn Độ và Việt Nam từ lâu đã xây đắp được sự tin cậy, thiện chí và cả sự hội tụ chiến lược trong nhiều vấn đề toàn cầu và khu vực. Do đó, hai đất nước có nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn về kinh tế, đầu tư, thương mại. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ấn Độ hiện đang có 278 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn khoảng 880 triệu USD. Trong khi đó, đầu tư của Việt Nam vào Ấn Độ mới chỉ dừng ở mức 28,5 triệu USD.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam

Sáng 2/11 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh diễn ra Giải tennis kỷ niệm 78 năm Ngày pháp luật Việt Nam (9/11/1946 - 9/11/2024). Đến dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Văn Phước, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh và ông Nguyễn Đình Huy, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Huy Thịnh - đơn vị tài trợ chính giải đấu.

Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam
Return to top