Thế giới

"Việt Nam là thành viên có trách nhiệm và đầy nhiệt huyết"

ClockThứ Ba, 11/08/2020 08:48
Tiến sỹ Munir Majid, Chủ tịch Ngân hàng Muamalat Malaysia, Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân ASEAN Malaysia (ASEAN-BAC Malaysia), Chủ tịch Viện Nghiên cứu ASEAN CIMB kiêm Chủ tịch Viện Nghiên cứu thị trường vốn Malaysia khẳng định Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm và đầy nhiệt huyết của hiệp hội trong suốt 25 năm qua kể từ khi chính thức gia nhập ASEAN.

Thái Lan trình diễn ẩm thực 10 nước ASEANVai trò của ASEAN trong “Chính sách hướng Nam mới” của Hàn QuốcASEAN và lịch sử phát triển vượt bậtNgoại trưởng Mỹ chúc mừng ASEAN nhân kỷ niệm 53 năm thành lậpMalaysia đề cao đoàn kết trong ASEAN để giải quyết vấn đề Biển Đông

Lực lượng tiêu binh thực hiện nghi thức thượng cờ ASEAN. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur nhân dịp 53 năm thành lập và phát triển của ASEAN, Tiến sỹ Munir Majid khẳng định chủ đề năm Chủ tịch ASEAN 2020 “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” mà Việt Nam đưa ra thực sự phù hợp với tình hình, nhất là trong bối cảnh thế giới đang bị cuốn vào đại dịch COVID-19.

Ông nhấn mạnh với tư cách Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam có trách nhiệm dẫn dắt ASEAN vượt qua những khó khăn hiện tại và những việc Việt Nam làm được đã thực sự chứng minh Việt Nam coi trọng tư cách thành viên của ASEAN.

Đánh giá về thành tựu quan trọng nhất mà ASEAN đã đạt được trong chặng đường 53 năm thành lập và phát triển, Tiến sỹ Munir cho rằng đó là việc hiệp hội đã đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

Ông nhấn mạnh hòa bình và ổn định chính là nhân tố đóng vai trò nền tảng cho sự thịnh vượng của ASEAN và các nước thành viên.

Theo chuyên gia cao cấp này, ASEAN cũng khẳng định được vị trí, vai trò trung tâm trong giải quyết các vấn đề khu vực. Điều này được thể hiện rõ khi hiệp hội là nền tảng và đóng vai trò tổ chức các hoạt động hợp tác, các cuộc họp, đối thoại và diễn đàn với sự tham gia của các quốc gia ngoài khu vực, gồm cả các cường quốc.

Tiến sỹ Munir cũng đề cập tới vấn đề tăng cường và duy trì đoàn kết nội khối của ASEAN.

Ông nói: “ASEAN phải có tiếng nói duy nhất và tích cực trong các cuộc thảo luận tại các diễn đàn, đặc biệt khi các lợi ích của hiệp hội đang bị đe dọa, chẳng hạn như duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực và một nền kinh tế thế giới mở.”

Tăng trưởng kinh tế của ASEAN được hình thành dựa trên nền kinh tế toàn cầu mở.

Chuyên gia này nhấn mạnh kinh tế toàn cầu bị thu hẹp lại với việc Mỹ - một thị trường đã thúc đẩy phần lớn sự tăng trưởng của nền kinh tế ASEAN - tăng cường các biện pháp bảo hộ chiến lược cùng tác động, ảnh hưởng tiêu cực do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát. Thực tế này mang lại cho ASEAN cả thách thức và cơ hội.

Theo Tiến sỹ Munir, một mặt, các nước thành viên ASEAN tiếp tục các nỗ lực kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh lây lan, mặt khác tái mở cửa nền kinh tế, khôi phục sản xuất, khắc phục ảnh hưởng do đại dịch gây ra.

Ông nhấn mạnh nếu không nắm bắt được cơ hội, thách thức sẽ lấn át khi các nền kinh tế đã suy yếu.

Chủ tịch ASEAN-BAC Malaysia kêu gọi ASEAN cần phải hành động như một khối thống nhất để trụ vững và tái khởi động các nền kinh tế.

Tiến sỹ Munir cũng chỉ ra, ASEAN phải duy trì sự tăng trưởng trong tương lai nhiều hơn trên thị trường khu vực. Cùng với đó, hội nhập kinh tế khu vực thực chất và việc hình thành một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất là nhân tố rất quan trọng.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, gồm Canada, Singapore, Tây Ban Nha, Paraguay, UAE, Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Return to top