Thế giới

ASEAN và lịch sử phát triển vượt bật

ClockThứ Bảy, 08/08/2020 09:14
TTH.VN - Ngày 8/8/2020, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kỷ niệm 53 năm thành lập. Trong hành trình phát triển vượt bật này, ASEAN đã có những bước chuyển mình đáng kể.

Ngoại trưởng Mỹ chúc mừng ASEAN nhân kỷ niệm 53 năm thành lậpMalaysia đề cao đoàn kết trong ASEAN để giải quyết vấn đề Biển ĐôngASEAN: Thúc đẩy mô hình tòa nhà hiệu quả năng lượng để phục hồi và tạo việc làmTrang mạng Foreignpolicy đánh giá cao năng lực lãnh đạo của Việt NamDoanh nghiệp MSME cần được ASEAN đầu tư thúc đẩy phục hồiLHQ vạch ra chính sách phục hồi bền vững, toàn diện ở Đông Nam ÁQuyền lãnh đạo của Việt Nam ở ASEAN: Cơ hội trong khủng hoảng

Thượng cờ kỷ niệm 53 năm thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ảnh minh họa: TTXVN

Cụ thể, khối đã chuyển mình từ một khu vực có nhiều xung đột thành khu vực “được truyền cảm hứng và đoàn kết dưới một cộng đồng quan tâm, chia sẻ với chung Một Tầm Nhìn, Một Bản Sắc”.

Từ một khu vực kém phát triển, ASEAN đã và đang trở nên thịnh vượng hơn nhiều so với thời gian trước và trở thành một khu vực năng động. Trong đó, ASEAN đã vượt qua các cơn gió ngược về kinh tế như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2008 - 2009. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực đã chứng kiến mức tăng lên đến 3 nghìn tỷ USD vào đầu năm 2018, gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 1999 và trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới.

Trong gần 2 thập kỷ, ASEAN đã và đang tăng trưởng với tốc độ trung bình hằng năm là 5,3%, luôn cao hơn mức trung bình toàn cầu.

ASEAN đã và đang cố gắng cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển con người để đưa hàng triệu người dân thoát nghèo trên toàn khu vực. Khoảng cách phát triển trong gần 20 năm qua đang dần được thu hẹp.

Nếu gần một nửa dân số ASEAN vào năm 1990 sống dưới mức nghèo khổ (sức mua tương đương 1,23 USD/ngày) thì sau 25 năm, tỷ lệ này giảm xuống còn 14%. Đáng chú ý, mức giảm này không chỉ giới hạn ở các nền kinh tế lớn mà còn bao gồm cả ở các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) kém phát triển hơn, với tỷ lệ nghèo trong năm 1990 ghi nhận chiếm 66% dân số, đến năm 2015 – thời điểm Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập đã giảm xuống còn 15%.

Về mức sống, những cải thiện trong khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tăng khả năng cung cấp nước sạch, thiết bị vệ sinh an toàn đã giúp giảm mạnh tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trong khu vực. Cụ thể, ghi nhận vào năm 2016, tỷ lệ tử vong sơ sinh của ASEAN chạm mốc 26/1.000 trường hợp, thấp hơn nhiều so với mức 41/1.000 trường hợp của toàn cầu thời điểm bấy giờ.

Ngoài ra, việc tiếp cận giáo dục cũng được cải thiện đáng kể với tỷ lệ nhập học vào giáo dục tiểu học trong khu vực đạt 96% vào năm 2016, cao hơn 7% so với tỷ lệ trung bình toàn cầu. Tỷ lệ này ở các nước CLMV vượt kỳ vọng và đạt đến 98%.

Sự chuyển đổi tích cực của ASEAN còn được ghi nhận ở khía cạnh mở cửa thương mại, đầu tư, du lịch và dịch vụ ở cả nội khối và liên khu vực, cũng như tiến đến hội nhập kinh tế.

Điều này được minh chứng rõ nhất khi vào năm 2018, ASEAN ghi nhận 154,7 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cao nhất trong lịch sử và tăng 30,4% so với tổng dòng vốn FDI đạt 118,7 tỷ USD ghi nhận hồi năm 2015.

Nỗ lực thúc đẩy mở cửa thương mại nội khối được thể hiện bởi thực tế là 98% dòng chảy thương mại nội địa hiện đang hưởng ưu đãi miễn thuế, chưa kể đến việc hài hòa hóa các tiêu chuẩn kỹ thuật, tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch lao động nhiều hơn cho 8 ngành công nghiệp (kỹ thuật, điều dưỡng, kiến trúc, y học, nha khoa, du lịch, khảo sát và kế toán).

Từ một ASEAN bị chia rẽ với vị thế yếu trên trường quốc tế, khu vực này nay đã trở thành một cộng đồng được quốc tế công nhận với vai trò “trung tâm” trong quá trình khởi xướng và phát triển nhiều kiến trúc khu vực khác nhau.

Tiếng nói của ASEAN từng bước được nâng lên mạnh mẽ trên các diễn đàn khu vực và toàn cầu, có tầm quan trọng đối với các tổ chức quốc tế. Bất chấp sự chênh lệch giữa các nước thành viên và những bất ổn toàn cầu tiếp tục gia tăng, ASEAN vẫn có thể duy trì sự ổn định, hòa bình và phát triển.

Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi nhấn mạnh: “Những thành tựu này không được coi là hiển nhiên, bởi vì chúng là kết quả của nhiều thập kỷ xây dựng lòng tin, hợp tác và mở cửa thị trường”.

Từ những thành tựu mà ASEAN đã đạt được, thế giới đã có cái nhìn khác hẳn về khu vực so với trước đây.

Về kinh tế, ASEAN được coi là “trung tâm” cho thương mại và đầu tư toàn cầu. Về chính trị, ASEAN được coi là một tấm gương cho câu chuyện thành công, thể hiện sự gắn bó trong cam kết với các mục tiêu và đều hành động dựa trên cơ chế quốc tế và liên chính phủ. Tất cả các quốc gia Đông Nam Á hiện thuộc về một cộng đồng luôn nỗ lực làm việc cùng nhau để đạt được các mục tiêu ghi trong các tuyên bố của ASEAN. Hiệp hội đã thành công trong việc xoa dịu căng thẳng khu vực và giúp duy trì những tình huống căng thẳng luôn ở trong mức có thể kiểm soát được....

Cụ thể, vai trò trung tâm của ASEAN được thể hiện rõ nét tại các diễn đàn và hội họp của ASEAN – những sự kiện được tổ chức hằng năm với các đối tác như Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị cấp cao Đông Á, cơ chế hợp tác ASEAN+1, ASEAN+3 và ASEAN+6...

Bên cạnh thành công, khu vực hiện cũng đang chịu nhiều thử thách khi dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành. Song ASEAN hoàn toàn có thể chuyển mình nhanh chóng sang giai đoạn sau đại dịch. Nếu ASEAN có thể thực hiện nhiệm vụ này một cách hiệu quả, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng vai trò và vị trí trung tâm của ASEAN trong việc định hình tương lai của khu vực rộng lớn này sẽ được duy trì.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chỉnh trang, phát triển đô thị Sịa

Thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền hôm nay đã mang một diện mạo mới, tuy nhiên, tốc độ phát triển đô thị ở địa phương này vẫn còn chậm.

Chỉnh trang, phát triển đô thị Sịa
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh, bền vững. Ngành du lịch nói chung, du lịch Cố đô nói riêng đang thúc đẩy chuyển đổi số, gắn với công tác quảng bá và phát triển ngành công nghiệp không khói.

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Return to top