Thế giới

Việt Nam mong đợi gì vào năm Chủ tịch ASEAN 2020

ClockThứ Ba, 11/02/2020 07:58
TTH.VN - Trước khi gia nhập ASEAN vào năm 1995, Việt Nam được coi là mối đe dọa an ninh của các quốc gia thành viên khác. Tuy nhiên, câu chuyện thay đổi khi Việt Nam nổi lên là một trong những nền kinh tế phát triển sáng chói của ASEAN.

Triển vọng chiến lược ASEAN - điểm nhấn của WEF lần thứ 50UKABC đánh giá cao vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt NamNăm Chủ tịch ASEAN 2020: Vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứngXây dựng ASEAN đoàn kết và duy trì vai trò trung tâmThứ trưởng Ngoại giao nói về chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng

Việt Nam trở thành Chủ tịch luân phiên ASEAN 2020 với nhiều thời cơ, thách thức trong bối cảnh mới. Ảnh minh họa: BTK ASEAN/Báo Quốc tế

Trong năm 2020, Việt Nam là Chủ tịch luân phiên ASEAN – một nhiệm vụ cao cả mà đất nước đã làm được sau hai lần đảm nhiệm là vào năm 1998 và 2010. Với kinh nghiệm ngoại giao của mình, nhiệm kỳ chủ tịch này của Việt Nam được kỳ vọng rất lớn.

Bên cạnh là chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam cũng là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc. Với hai chức vụ này, công việc trong năm 2020 của Việt Nam có thể nói là vô cùng bận rộn. Điều này đặt ra nhiều thách thức hậu cần cho đất nước, song trách nhiệm ngoại giao kép này cũng mang đến cơ hội hiếm hoi để Hà Nội triển khai nỗ lực cho một chính sách đối ngoại tốt và hiệu quả tối đa.

Dựa trên những sáng kiến cụ thể của các chủ tịch trước, Hà Nội sẽ tiếp tục xây dựng và phát huy, chẳng hạn như phát triển các thành phố thông minh. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ nhận ra sự cần thiết phải tạo nên các thành công mới, sản phẩm mới có lợi cho chính nước mình trong thời gian chủ trì hoạt động của khối.

Có thể nói, hai yếu tố chủ đạo được Việt Nam lựa chọn cho chủ đề năm 2020 là Gắn kết và Chủ động thích ứng đều được áp dụng trên tất cả các trụ cột của Cộng đồng ASEAN. Trong đó, Gắn kết là biểu tượng cho sự đoàn kết của khu vực khi đối mặt với các thách thức trong và ngoài, từ đó tiến đến thích ứng, hội nhập kinh tế hơn nữa, cũng như tăng cường nâng cao nhận thức của ASEAN.

“Tinh thần trách nhiệm” chính là mong muốn của Hà Nội nhằm thúc đẩy một cộng đồng ASEAN phát triển hơn để bảo vệ quyền lợi khu vực trước trước các thách thức có thể gặp phải trong tương lai.

Việt Nam đã xác định 5 ưu tiên chính trong nhiệm kỳ năm 2020 bao gồm:

Đầu tiên, Hà Nội sẽ tăng cường hành động hướng đến tăng cường đoàn kết và thống nhất ASEAN nhằm giải quyết các thách thức, xu hướng mới một cách hiệu quả.

Thứ hai, Việt Nam dự định sẽ tăng cường hội nhập kinh tế ASEAN bằng cách thúc đẩy thương mại nội khối và đầu tư của ASEAN, đồng thời thúc đẩy Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm giải bớt bất bình đẳng.

Thứ ba, Hà Nội sẽ thúc đẩy nâng cao nhận thức cộng đồng và bản sắc chung của ASEAN bằng cách khuyến khích phát triển các giá trị chung của khối, tăng cường các chương trình, sự kiện chung và mở rộng giáo dục ASEAN tại mỗi quốc gia thành viên.

Thứ tư, trong năm chủ tịch ASEAN 2020 này, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ tốt đẹp giữa khu vực với các đối tác bên ngoài và nỗ lực mở rộng mạng lưới này.

Cuối cùng, Việt Nam nhấn mạnh điều cần thiết phải cải thiện năng lực thể chế của ASEAN. Mục tiêu chính là xác định các điểm yếu và rào cản, cũng như cải thiện cách thức và quy trình hoạt động của ASEAN để làm cho khu vực trở nên nhạy bén và chủ động hơn.

Giới chuyên gia cho biết, có ba điểm chính mà Việt Nam cần theo dõi. Cụ thể, Việt Nam có thể cố gắng thiết lập hướng đi mới cho cơ chế do ASEAN lãnh đạo, trong đó bao gồm Hội nghị cấp cao Đông Nam Á (AES) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM), đồng thời triển khai nỗ lực thúc đẩy nâng cao các cách tiếp cận liên ngành để phối hợp tốt hơn và giải quyết những thách thức an ninh mới nổi tại các diễn đàn này.

Trong trụ cột của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam cần tìm cách thúc đẩy các mối quan hệ nội khối nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững để thúc đẩy thương mại nội khối và đầu tư ASEAN. Thêm vào đó, Hà Nội cũng phải tìm cách tăng cường an ninh xã hội để bảo vệ những công dẫn ASEAN dễ bị tổn thương nhất, cùng lúc thúc đẩy hợp tác chống lại tin tức giả mạo...

Đan Lê (Lược dịch từ Eurasia Review)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam

Sáng 2/11 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh diễn ra Giải tennis kỷ niệm 78 năm Ngày pháp luật Việt Nam (9/11/1946 - 9/11/2024). Đến dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Văn Phước, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh và ông Nguyễn Đình Huy, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Huy Thịnh - đơn vị tài trợ chính giải đấu.

Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam
Return to top