Thế giới

Việt Nam nhận bàn giao chức Chủ tịch Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN năm 2022

ClockThứ Sáu, 12/11/2021 15:50
Sáng 12/11, diễn ra Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN (ACAMM) lần thứ 22 theo hình thức trực tuyến. Phó Thống tướng Soe Win, Phó Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Myanmar kiêm Tư lệnh Lục quân, chủ trì hội nghị.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Kishi Nobuo thăm Việt NamBộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tới Việt NamBộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ sẽ thăm chính thức Việt Nam

 Các đại biểu tham dự Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN lần thứ 22 tại điểm cầu Hà Nội. Ảnh: Trọng Đức

 Tham dự hội nghị, có Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN. Tại điểm cầu Hà Nội, Đoàn cán bộ cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn tham dự hội nghị.

Tại hội nghị, trưởng đoàn các nước tham gia Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN trao đổi quan điểm theo chủ đề của Hội nghị do Myanmar đề xuất: “Vai trò của quân đội các nước ASEAN trong quá trình phục hồi sau đại dịch Covid-19”.

Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Trưởng đoàn Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quân sự - quốc phòng ASEAN khi các thách thức khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp dưới tác động của đại dịch Covid-19.

Về vai trò của lực lượng lục quân trong ứng phó đại dịch Covid-19, Trưởng đoàn Việt Nam khẳng định: Hiện nay, lục quân là lực lượng nòng cốt đi đầu trong nỗ lực chung của các quốc gia trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, nhất là dưới tác động của đợt bùng phát dịch mới đây do chủng delta gây ra; chia sẻ kết quả và kinh nghiệm phòng, chống dịch tại các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề thời gian qua; nhấn mạnh phương châm thích ứng với tình hình mới tại Việt Nam trong thời gian tới, cùng lúc thực hiện mục tiêu kép (phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội) phù hợp với nhận thức chung của các nhà lãnh đạo tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38, 39. Đồng thời, Trưởng đoàn Việt Nam bày tỏ tin tưởng hợp tác quân sự - quốc phòng ASEAN sẽ góp phần kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh và ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyền thống, qua đó duy trì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực.

Kết thúc hội nghị, đại diện Myanmar tiến hành bàn giao chức Chủ tịch ACAMM năm 2022 cho Việt Nam với các hoạt động: Hội nghị ACAMM lần thứ 23 và các hoạt động liên quan như Giải bắn súng quân dụng Lục quân các nước ASEAN (AARM) và Hội nghị thường niên Hạ sĩ quan Lục quân các nước ASEAN (ASMAM).

Trong bài phát biểu nhận bàn giao, Trưởng đoàn Việt Nam tái khẳng định vai trò, tầm quan trọng của hợp tác quân sự - quốc phòng ASEAN nói chung và hợp tác trong khuôn khổ Hội nghị ACAMM nói riêng; đồng thời kêu gọi các nước ủng hộ Việt Nam làm tốt vai trò Chủ tịch ACAMM/AARM/ASMAM trong năm 2022; bày tỏ mong muốn, trên cơ sở diễn biến của tình hình thực tế, Việt Nam sẽ được chào đón đại diện các nước thành viên ASEAN sang tham dự các hoạt động trong khuôn khổ ACAMM năm 2022.

Theo Nhandan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10
Return to top