Thế giới

Việt Nam tham dự Diễn đàn Kết nối ASEAN lần thứ 12

ClockThứ Sáu, 27/08/2021 08:54
Diễn đàn Kết nối ASEAN lần thứ 12 là cơ hội để các đại biểu thảo luận cách thức hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) của ASEAN trong đại dịch và phục hồi hậu đại dịch...

ARF-28: Chung tay hành động là sức mạnh để chiến thắng dịch bệnhViệt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo

Các đại biểu dự Cuộc họp lần thứ 3/2021 của Ủy ban Điều phối Kết nối ASEAN (ACCC) theo hình thức trực tuyến ngày 25/8. (Ảnh: TTXVN phát)

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 26/8, Đại sứ Nguyễn Hải Bằng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN, đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Diễn đàn Kết nối ASEAN lần thứ 12 theo hình thức trực tuyến với chủ đề “Thúc đẩy phục hồi và khả năng phục hồi thông qua kết nối.”

Diễn đàn thu hút hơn 150 đại biểu, bao gồm Đại sứ, Trưởng Phái đoàn các nước ASEAN và các nước đối tác đối thoại, đối tác phát triển và đối tác theo lĩnh vực của ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) - Giáo sư Hidetoshi Nishimura, cũng như đại diện từ các tổ chức quốc tế, khu vực tư nhân và các đại biểu khác.

Diễn đàn Kết nối ASEAN là sự kiện quan trọng được tổ chức thường niên từ năm 2010, như một nền tảng để các bên tham gia Kế hoạch Tổng thể kết nối ASEAN (MPAC 2025) thảo luận, phân tích các lĩnh vực hợp tác tiềm năng để tăng cường triển khai MPAC 2025.

Diễn đàn Kết nối ASEAN lần thứ 12 là cơ hội để các đại biểu thảo luận cách thức hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) của ASEAN trong đại dịch và phục hồi hậu đại dịch; chuẩn bị cho Kết nối ASEAN hậu đại dịch và sau năm 2025; tăng cường hợp tác với các đối tác về kết nối để mang lại thịnh vượng chung.

Trong ba phiên thảo luận, các đại biểu chia sẻ về thông tin, kiến thức và kinh nghiệm chuyên ngành tập trung vào các chủ đề nêu trên và các biện pháp giảm nhẹ tác động của COVID-19 và phát triển các kế hoạch phục hồi hướng tới một ASEAN kết nối thông suốt.

Các đại biểu cũng nhấn mạnh nỗ lực phục hồi của ASEAN nói riêng và khu vực nói chung trong bối cảnh đại dịch COVID-19 cần chú trọng: đầu tư chiến lược và cơ sở hạ tầng bền vững và các giải pháp thông minh, nâng cấp công nghệ số để tăng cường kết nối chuỗi cung ứng, đầu tư thích đáng vào giáo dục đào tạo để chuẩn bị lực lượng lao động sẵn sàng cho tương lai.

MPAC là kế hoạch chiến lược được lãnh đạo các nước ASEAN thông qua tháng 10/2010 tại Hà Nội, nhằm thúc đẩy kết nối nội khối của ASEAN cũng như giữa ASEAN và các đối tác, hướng tới một cộng đồng ASEAN được kết nối thông suốt, không rào cản.

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28 tại thủ đô Vientiane của Lào vào tháng 9/2016, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua MPAC 2025 với tầm nhìn tạo ra một ASEAN kết nối và liên kết toàn diện, thông suốt./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top