Thế giới

Virus SARS-COV-2 có khả năng tồn tại 28 ngày trên kính, tiền mặt

ClockThứ Hai, 12/10/2020 14:27
TTH.VN - Các nhà nghiên cứu Australia ngày hôm nay (12/10) cho biết, virus SARS-COV-2 gây ra dịch bệnh COVID-19 có thể tồn tại trên tiền mặt, kính thủy tinh và thép không gỉ lên tới 28 ngày, lâu hơn nhiều so với virus cúm.

Gần 280.000 học sinh Mỹ nhiễm virus SARS-CoV-2Phần Lan: Thử nghiệm chó ngửi mùi phát hiện SARS-CoV-2 ở sân bayGiới khoa học thận trọng về trường hợp tái mắc Covid-19

Virus SARS-COV-2 (màu vàng) nổi lên từ bề mặt tế bào người. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, các nhà nghiên cứu tại Cơ quan Khoa học Quốc gia Australia (CSIRO) phát hiện ra rằng, ở nhiệt độ 20 độ C, virus SARS-COV-2 vẫn có khả năng lây nhiễm trong vòng 28 ngày trên các bề mặt nhẵn, chẳng hạn như tiền polymer và kính thủy tinh trên màn hình điện thoại di động. Trong khi đó, virus Cúm A được phát hiện có khả năng tồn tại trên các bề mặt chỉ trong 17 ngày.

Qua đó, các nhà nghiên cứu cũng đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải vệ sinh và rửa tay để chống lại loại virus này. Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Virology.

Các thí nghiệm được thực hiện trong môi trường phòng thí nghiệm được kiểm soát ở 20, 30 và 40 độ C cho thấy, thời gian tồn tại của virus SARS-COV-2 giảm khi nhiệt độ tăng lên.

“Việc xác định thời gian virus thực sự tồn tại trên các bề mặt cho phép chúng tôi dự báo chính xác hơn và giảm thiểu sự lây lan của virus, cũng như thực hiện tốt hơn công việc bảo vệ người dân của chúng tôi”, Giám đốc Điều hành CSIRO, ông Larry Marshall khẳng định trong một tuyên bố.

Đáng chú ý, protein và chất béo trong dịch cơ thể cũng có thể làm tăng mạnh thời gian tồn tại của loại virus này.

Trong một động thái liên quan, ông Trevor Drew, Giám đốc Trung tâm Ứng phó Dịch bệnh Australia thuộc CSIRO nhận định: “Nghiên cứu cũng có thể giúp giải thích sự tồn tại và lây lan rõ ràng của virus SARS-CoV-2 trong môi trường mát mẻ có lượng lipid hoặc protein cao, chẳng hạn như các cơ sở chế biến thịt; cũng như cách để chúng ta có thể giải quyết nguy cơ đó tốt hơn”.

So với hầu hết các quốc gia giàu có khác trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19, Australia có kết quả tốt hơn nhiều. Quốc gia này ghi nhận tổng số khoảng 27.000 ca nhiễm bệnh và 898 ca tử vong trên dân số 25 triệu người.

Tâm chấn của làn sóng lây nhiễm thứ hai của đất nước, là tiểu bang Victoria đã báo cáo 15 ca nhiễm mới trong ngày 12/10. Trong khi đó ở New South Wales, tiểu bang đông dân nhất của Australia đã báo cáo 6 ca nhiễm mới cùng ngày 12/10, 5 trong số đó là những người trở về đang được cách ly.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp

Báo cáo mới của Chính phủ Australia cho biết khoảng cách lương theo giới tính ở nước này đã thu hẹp theo từng năm, mặc dù vẫn chênh lệch ở mức hơn 20% tại các công ty tư nhân ở Australia, và trung bình mỗi năm, nhân viên nữ vẫn kiếm được ít hơn 28.425 AUD so với đồng nghiệp nam của họ.

Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp
Italy chật vật ứng phó với dịch tả lợn

Ông Alberto Cavagnini - chủ một trang trại chăn nuôi lợn ở Italy đã phải tiêu hủy hơn 1.600 con lợn của mình do dịch tả lợn, một loại virus đe dọa ngành công nghiệp thịt lợn trị giá 20 tỷ euro của Italy, bao gồm cả món thịt lợn muối sấy khô (prosciutto) nổi tiếng thế giới của nước này.

Italy chật vật ứng phó với dịch tả lợn
Return to top