Thế giới

Vụ máy bay rơi tại Indonesia: Phát hiện trục trặc ở động cơ máy bay

ClockThứ Hai, 25/01/2021 09:42
Nguyên nhân dẫn đến vụ rơi máy bay của hãng hãng hàng không Sriwijaya Air cách đây hơn hai tuần có thể là do trục trặc ở hệ thống ga tự động.

Toàn bộ hành khách trên máy bay SJ 183 rơi là công dân IndonesiaĐã tìm thấy địa điểm hộp đen máy bay gặp nạn của Indonesia

Lực lượng chức năng Indonesia chuyển những mảnh vỡ tìm thấy trong vụ máy bay của Hãng hàng không Sriwijaya Air bị rơi ngoài khơi Jakarta. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 24/1, người đứng đầu tiểu ban kiểm soát an toàn bay thuộc Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Indonesia - ông Nurcahyo Utomo, cho biết nguyên nhân dẫn đến vụ rơi máy bay của hãng hãng hàng không Sriwijaya Air cách đây hơn hai tuần có thể là do trục trặc ở hệ thống ga tự động.

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ông Utomo nêu rõ sự cố kỹ thuật trên từng được các nhân viên bảo trì máy bay báo cáo vài ngày trước khi xảy ra vụ tai nạn thương tâm.

Tuy nhiên, ông Utomo cho rằng hiện còn quá sớm để kết luận đây là nguyên nhân chính gây tai nạn khi lực lượng chức năng vẫn chưa tìm thấy thiết bị ghi âm buồng lái (CVR).

Quan chức trên đồng thời lưu ý rằng máy bay vẫn có thể bay nếu hệ thống ga tự động không hoạt động vì phi công vẫn có thể điều khiển máy bay bằng tay.

Trong khi đó, một nguồn tin giấu tên tại cơ quan điều tra của Indonesia tiết lộ hộp đen ghi lại dữ liệu của chuyến bay (FDR) cho thấy hệ thống ga tự động của một trong các động cơ máy bay đã hoạt động không bình thường khi máy bay cất cánh.

Thay vì tắt hệ thống ga tự động, phi công đã cố gắng làm cho van tiết lưu của thiết bị hoạt động trở lại. Điều đó có thể tạo ra sự chênh lệch công suất rất lớn giữa các động cơ khiến máy bay khó kiểm soát và có thể dẫn đến tai nạn.

Chiều 9/1 vừa qua, chuyến bay mang số hiệu SJ-182 của hãng hàng không Sriwijaya Air đã gặp nạn sau khi cất cánh ít phút và rơi xuống vùng biển ngoài khơi thủ đô Jakarta khi đang thực hiện hành trình từ Jakarta tới thủ phủ Pontianak của tỉnh Tây Kalimantan.

Toàn bộ 62 người trên máy bay, gồm 50 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn, đã thiệt mạng.

Hôm 12/1, các thợ lặn đã vớt được FDR và các nhà điều tra đã tải thành công dữ liệu từ hộp đen này.

Đây là vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng nhất tại Indonesia kể từ sau vụ máy bay Boeing 737 MAX của hãng hàng không Lion Air rơi xuống vùng biển Java khiến 189 hành khách và thành viên phi hành đoàn thiệt mạng năm 2018./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích
  • Tập đoàn Dolin Taiwan

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá vé máy bay giảm khi quyền quyết định dần “nằm trong tay” hành khách

Hãng hàng không Qantas Airways, tuy không nổi tiếng với các chính sách giảm giá thường xuyên, song ghi nhận trong năm nay đã giảm giá vé đến 6 lần. Cùng lúc đó, hãng hàng không Virgin Australia trung bình cũng đưa ra ít nhất 1 đợt giảm giá vé/tháng. Ngay cả Ryanair Holdings, hãng hàng không đi tiên phong trong dịch vụ du lịch hàng không giá rẻ ở châu Âu, mới đây cũng cho biết các chuyến bay đang dần trở nên rẻ hơn.

Giá vé máy bay giảm khi quyền quyết định dần “nằm trong tay” hành khách
Bất ngờ giá vé máy bay “hạ nhiệt” giữa cao điểm hè

Thời điểm hiện tại đã bắt đầu bước vào mùa cao điểm du lịch hè 2024, tuy nhiên trên các đường bay nội địa, lại ghi nhận thực tế khá bất ngờ: giá vé máy bay “hạ nhiệt” và tỷ lệ đặt chỗ còn khá thấp.

Bất ngờ giá vé máy bay “hạ nhiệt” giữa cao điểm hè
Giá vé máy bay ở châu Âu và châu Á đang bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm dần

Reuters ngày 28/5 cho biết, giá vé máy bay ở châu Âu và châu Á đang bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm dần. Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy sự bùng nổ du lịch kéo dài thời hậu COVID đang suy yếu, có thể dẫn đến những lo ngại cho các hãng hàng không vốn đang phải vật lộn với chi phí tăng cao và số lượng máy bay hạn chế.

Giá vé máy bay ở châu Âu và châu Á đang bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm dần
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Return to top