Thế giới

Vượt Nhật Bản, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu ô tô số 1 thế giới năm 2023

ClockThứ Tư, 31/01/2024 19:24
TTH.VN - Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (JAMA) ngày 31/1 cho biết Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới vào năm ngoái.

Trung Quốc trên đà vượt Nhật Bản trở thành nhà xuất khẩu ô tô số 1 thế giới

Ô tô xếp hàng chờ xuất cảng tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: Tuoitrethudo

Số liệu cho thấy Nhật Bản đã xuất xưởng 4,42 triệu xe trong năm 2023, thấp hơn so với con số 4,91 triệu chiếc mà Trung Quốc đã xuất khẩu trong cùng thời kỳ, theo báo cáo được Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM) công bố mới đây.

Cục Hải quan Trung Quốc thậm chí còn đưa ra số lượng xuất khẩu cao hơn ở mức 5,22 triệu chiếc, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước, với 1/3 trong số đó là xe chạy hoàn toàn bằng điện.

Trung Quốc đã xuất khẩu nhiều xe hơn Nhật Bản hàng tháng, và dữ liệu hôm nay xác nhận nước này cũng dẫn đầu trong cả năm.

Không giống như các đối tác Trung Quốc, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản - bao gồm Toyota (vừa được tái xác nhận là nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới tính theo doanh số bán hàng) - cũng sản xuất số lượng lớn xe ở các quốc gia khác.

Năm 2022, sản lượng ô tô tại Nhật Bản đạt tổng cộng 7,84 triệu chiếc, nhưng sản xuất ở nước ngoài là gần 17 triệu chiếc.

Ngành ô tô của Trung Quốc đã bùng nổ trong những năm gần đây phần lớn nhờ những khoản đầu tư lớn vào ô tô điện - một lĩnh vực mà các công ty Nhật Bản tỏ ra thận trọng hơn.

Thay vì các mẫu xe chạy hoàn toàn bằng điện, các nhà sản xuất Nhật Bản từ lâu đã đặt cược vào các mẫu xe hybrid kết hợp năng lượng pin và động cơ đốt trong, một lĩnh vực mà nước này đi tiên phong với những chiếc như Toyota Prius.

Dữ liệu cho thấy vào năm 2022, chỉ 1,7% ô tô bán ở Nhật Bản là xe điện, thấp hơn so với khoảng 15% ở Tây Âu, 5,3% ở Mỹ và gần 20% ở Trung Quốc.

Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cam kết sẽ đẩy mạnh hoạt động, trong đó Toyota đặt mục tiêu bán 1,5 triệu xe điện mỗi năm vào năm 2026 và 3,5 triệu xe vào năm 2030. Công ty cũng đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ pin và đang nỗ lực sản xuất hàng loạt pin thể rắn.

Công nghệ này, mặc dù đến nay vẫn chưa được chứng minh trên quy mô lớn, có nghĩa là pin sẽ có tốc độ sạc nhanh hơn và mang lại cho ô tô điện phạm vi hoạt động cao hơn nhiều so với ô tô thông thường.

Trong những ngày đầu tiên của năm 2024, Thời báo Phố Wall (The Wall Street Journal) đưa tin hãng sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc đã lần đầu tiên vượt Tesla của tỉ phú Elon Musk để trở thành hãng xe điện có doanh số bán hàng lớn nhất toàn cầu tính theo quý, nhờ tận dụng sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ Trung Quốc cho lĩnh vực đang phát triển này.

Thành công của Trung Quốc trong lĩnh vực xe điện cũng khiến các công ty của nước này phải đối mặt với một số rắc rối khi các cơ quan quản lý ở các thị trường phương Tây cáo buộc họ có các hành vi hạn chế cạnh tranh như bán phá giá.

Tháng 9/2023, Liên minh châu Âu (EU) đã tiến hành một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với ngành xe điện của Trung Quốc. Đồng thái này cho thấy những lo ngại rằng các công ty Trung Quốc đang gây ra mối đe dọa hiện hữu đối với các nhà sản xuất ô tô của Đức, Pháp, Italy - những quốc gia đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu công nghệ cao, chi phí thấp.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Return to top