Thế giới

WHO: Cuba xoá bỏ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

ClockThứ Tư, 01/07/2015 07:26
TTH.VN -  BBC ngày 1/7 đưa tin, trong một tuyên bố, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận Cuba đã xoá bỏ thành công lây nhiễm từ mẹ sang con đối với cả 2 virus giang mai và HIV.

Cuba đã đạt được thành công này sau nhiều năm nỗ lực giúp phụ nữ mang thai tiếp cận sớm với dịch vụ chăm sóc trước khi sinh, xét nghiệm và sử dụng thuốc để ngăn chặn các bệnh lây truyền từ mẹ sang con.

Theo Tiến sĩ Margaret Chan, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới, đây được gọi là một trong những thành tựu y tế cộng đồng lớn nhất có thể. WHO mong muốn các nước khác cũng sẽ có thể đạt được thành tựu này.

 

Phụ nữ đang mang thai nhiễm HIV được tiêm thuốc kháng virus hiệu quả để ngăn ngừa sự lây truyền HIV từ mẹ sang con - Ảnh: BBC.

Mỗi năm, có khoảng 1,4 triệu phụ nữ mang thai sống chung với HIV trên toàn cầu. Nếu không điều trị, có khả năng 15-45% các trường hợp này sẽ truyền virus cho con cái mình trong thời gian mang thai, khi sinh hoặc cho con bú. Nguy cơ này giảm xuống còn khoảng 1% nếu loại thuốc kháng virus được trao cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Và mỗi năm, gần một triệu phụ nữ mang thai trên toàn thế giới bị nhiễm giang mai. Một lần nữa, sàng lọc và điều trị sớm cho những phụ nữ này có thể giúp tránh được các biến chứng cho con trẻ còn nằm trong bụng mẹ.

Theo các số liệu chính thức được công bố, ở Cuba, chưa tới 2% trẻ có mẹ dương tính với HIV được sinh ra lại nhiễm virus này - mức thấp nhất có thể với các phương pháp phòng ngừa hiện có.

Trên toàn cầu, khoảng 7/10 phụ nữ mang thai nhiễm HIV ở các nước có thu nhập thấp và trung bình nhận được thuốc kháng virus hiệu quả để ngăn ngừa sự lây truyền HIV cho con cái họ. WHO cho biết, trong số 22 nước chiếm 90% các ca nhiễm HIV mới, 8 nước đã giảm lây nhiễm HIV mới ở trẻ hơn 50% kể từ năm 2009 (dựa trên dữ liệu năm 2013) và 4 nước khác mới được công nhận gần đây.

Năm 2014, hơn 40 quốc gia đã thử nghiệm với 95% hoặc hơn các phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai được chăm sóc trước khi sinh, nhưng các chuyên gia nói rằng nhiều nước vẫn còn phải làm nhiều hơn nữa để ngăn ngừa và điều trị bệnh giang mai.

Tiến sĩ Carissa Etienne, thuộc Pan American Health Organization, một bộ phận của Tổ chức Y tế Thế giới ở khu vực Bắc Mỹ và Mỹ Latinh, người đã làm việc với WHO, cho biết: "Thành tựu đạt được của Cuba hôm nay mang đến động lực cho các nước khác trong việc tiến tới loại bỏ lây nhiễm HIV và giang mai các mẹ sang con."

Tố Quyên (lược dịch từ BBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ nhà COP29 năm nay sẽ bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu khí

Hãng tin Reuters dẫn lời Chính phủ Azerbaijan, chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc 2024 (COP29) cho biết, nước này sẽ bảo vệ quyền của các quốc gia sản xuất dầu khí được đầu tư vào lĩnh vực này; đồng thời nhấn mạnh, bất chấp các mục tiêu về khí hậu, nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch vẫn còn đang rất cao.

Chủ nhà COP29 năm nay sẽ bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu khí
Thêm 3 nước triển khai vaccine sốt rét

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, Liberia, Benin và Sierra Leone vừa triển khai vaccine sốt rét nhằm tiêm chủng cho hàng triệu trẻ em trên khắp ba quốc gia Tây Phi này.

Thêm 3 nước triển khai vaccine sốt rét
WHO: Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19

​Bằng chứng mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy việc lạm dụng kháng sinh đã diễn ra rộng rãi trong giai đoạn đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, điều này có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan “thầm lặng” của tình trạng kháng kháng sinh (AMR).

WHO Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19
UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái

Theo báo cáo Giám sát Toàn cầu về Giáo dục (GEM) mới nhất vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) công bố, các công nghệ kỹ thuật số và phần mềm dựa trên thuật toán - đặc biệt là phương tiện truyền thông xã hội - khiến các bé gái có nguy cơ cao bị xâm phạm quyền riêng tư, bắt nạt trên mạng và mất tập trung trong việc học tập.

UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái
Return to top