Thế giới

WHO lo ngại về số ca nhiễm COVID-19 tăng ở châu Âu

ClockThứ Bảy, 25/07/2020 06:45
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 24/7 bày tỏ lo ngại về sự tái bùng phát của đại dịch COVID-19 ở khu vực châu Âu, trong bối cảnh Vương quốc Anh và Áo đang thắt chặt các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát dịch bệnh.

EU huy động hơn 900 triệu USD giúp ASEAN chống dịch COVID-19Nghị viện châu Âu yêu cầu cải thiện dự thảo ngân sách EUEU đạt thỏa thuận gói 750 tỷ euro hỗ trợ phục hồi kinh tế hậu COVID-19

Đeo khẩu trang nhằm phòng tránh lây nhiễm COVID-19 hiện đang được bắt buộc tại nhiều địa điểm ở Pháp. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Theo thống kê của Hãng thông tấn AFP lúc 11h00 GMT ngày 24/7 (tức 17h00 cùng ngày, theo giờ Việt Nam), khu vực châu Âu chiếm 1/5 trong tổng số hơn 15 triệu trường hợp nhiễm bệnh trên thế giới, và tiếp tục là khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất về số ca tử vong, với 207.118 ca trên tổng số 633.711 ca tử vong trên toàn thế giới.

Qua đó, WHO đã chỉ ra các trường hợp gia tăng trên lục địa châu Âu trong 2 tuần qua, nhấn mạnh sự cần thiết phải có các biện pháp chặt chẽ hơn, nếu cần.

Đáng chú ý, một bé gái 3 tuổi đã tử vong ở Bỉ, trở thành nạn nhân COVID-19 nhỏ tuổi nhất của quốc gia này, dấy lên một hồi chuông cảnh tỉnh tiếp theo đối với một lục địa, nơi một số biện pháp phong toả chặt chẽ chỉ vừa được gỡ bỏ tại một số quốc gia.

Với 335 trường hợp nhiễm mới tại một quốc gia có 100.000 cư dân trong 2 tuần qua, Kyrgyzstan trở thành quốc gia hứng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất tại khu vực châu Âu. Những quốc gia khác bao gồm Montenegro (207 ca nhiễm), Luxemburg (196 ca nhiễm), Bosnia (98 ca nhiễm), và Serbia (71 ca nhiễm).

"Sự tái bùng phát gần đây trong số các trường hợp nhiễm COVID-19 ở một số quốc gia sau quyết định nới lỏng các biện pháp giãn cách vật lý chắc chắn là nguyên nhân gây lo ngại. Nếu tình hình yêu cầu, việc tái áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn, và được nhắm mục tiêu, với sự tham gia đầy đủ của các cộng đồng có thể là điều cần thiết", một phát ngôn viên của WHO khu vực châu Âu nói với AFP.

Đeo khẩu trang là việc bắt buộc

Vương quốc Anh ngày 24/7 đã bắt buộc việc đeo khẩu trang tại các trung tâm mua sắm, ngân hàng, các cửa hàng bán thực phẩm mang đi, cửa hàng bánh sandwich và siêu thị.

Các trường hợp ngoại lệ được đưa ra, chẳng hạn như, đối với trẻ em dưới 11 tuổi hoặc những người có vấn đề về hô hấp; tuy nhiên, bất cứ ai từ chối che mũi và miệng đều có thể nhận mức phạt lên tới 100 bảng Anh.

Áo cũng một lần nữa bắt buộc việc đeo khẩu trang từ ngày 24/7 trong các siêu thị, cửa hàng thực phẩm, bưu điện, các chi nhánh ngân hàng và những cơ sở chăm sóc sức khỏe, bên cạnh các phương tiện giao thông công cộng và các nhà thuốc.

"Gỡ bỏ lệnh bắt buộc sử dụng khẩu trang quá sớm là một sai lầm... Như một biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan của virus, đây là biện pháp ít có hại hơn so với các biện pháp khác”, Andreas Poschenreither, một người mua sắm nói thêm.

Cũng trong ngày 24/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc gặp với các Bộ trưởng cấp cao để thảo luận về các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong khi đó, Thủ Tướng Pháp Jean Castex đến sân bay chính của thủ đô Paris để kiểm tra hoạt động kiểm soát trong mùa du lịch cao điểm tại một quốc gia được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới.

Đeo khẩu trang hiện đang là việc bắt buộc trên các phương tiện giao thông công cộng, trong các cửa hàng và không gian kín ở Pháp; tuy nhiên, có những lo ngại rằng, kỳ nghỉ hè có thể sẽ chứng kiến mức tăng đột biến trong các trường hợp nhiễm bệnh, khi người dân đổ xô đến các bãi biển và địa điểm du lịch.

Được biết, số ca nhiễm mới trên khắp khu vực châu Âu vẫn duy trì ổn định ở mức khoảng 20.000 ca mỗi ngày kể từ ngày 20/5, thấp hơn 2 lần so với số ca nhiễm đỉnh điểm hồi đầu tháng 4.

Trong khi đó, Hoa Kỳ, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch, đã ghi nhận hơn 144.305 tổng số ca tử vong. Quốc gia này cũng vừa chứng kiến​​sự gia tăng của số ca nhiễm COVID-19, đặc biệt ở các tiểu bang phía nam và phía tây.

Ngoài ra, các dự báo của Liên Hiệp quốc (LHQ) cảnh báo, dịch bệnh này có thể cướp đi mạng sống của 1,67 triệu người tại 30 quốc gia có thu nhập thấp.

Trong tuần này, các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát dịch bệnh đã được tăng cường ở một số quốc gia, bao gồm Australia và Bỉ, cũng như ở Hồng Kông (Trung Quốc) và Tokyo (Nhật Bản).

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP & Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Return to top