Thế giới
VIỆN NGHIÊN CỨU HÒA BÌNH QUỐC TẾ STOCKHOLM (SIPRI):

Xây dựng hòa bình, ngăn chặn chiến tranh giúp giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực

ClockThứ Năm, 28/09/2023 12:07
TTH - Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), an ninh lương thực toàn cầu đã trở thành một vấn đề lớn, gắn liền với các cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine, Somalia, Syria và nhiều nơi khác. Hơn bao giờ hết, cần có hành động khẩn cấp để củng cố hòa bình, củng cố nền kinh tế nông nghiệp toàn cầu và đảm bảo sản phẩm dinh dưỡng có giá thấp hơn cho mọi người dân, báo cáo mới của SIPRI nhấn mạnh.

Khả năng xảy ra hạn hán thảm khốc cao gấp 100 lần do biến đổi khí hậuASEAN: Thiết lập chính sách nghề cá chung để tăng cường an ninh lương thựcCần chính sách “Chuyển đổi Công bằng” để tạo ra 20 triệu việc làm xanh

Theo SIPRI, chương trình an ninh lương thực cần phải vượt ra ngoài phạm vi hỗ trợ nhân đạo, mà còn phải bao gồm xây dựng hòa bình và ngăn ngừa xung đột. Ảnh minh họa: iStock 

Thực tế, mất an ninh lương thực là một thảm kịch nhân đạo kinh hoàng. Theo Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), số trẻ em, phụ nữ và nam giới phải đối mặt với nạn đói hiện đã tăng lên mức cao nhất trong gần 2 thập kỷ.

WFP ước tính có tới 349 triệu người bị đói trầm trọng vào đầu năm nay. Con số này có thể lên tới 600 triệu người vào cuối thập kỷ này. Xung đột và di dời hàng loạt đã dẫn đến nạn đói, suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong ở châu Phi, châu Á, Nam và Trung Mỹ.

 Xung đột Ukraine cũng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng khi dẫn tới tình trạng thiếu hụt ngũ cốc và đẩy giá nhiều loại ngũ cốc lên cao, trong khi người nông dân tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn vì khan hiếm phân bón.

Ngay cả ở các nước giàu có hơn, tình trạng mất an ninh lương thực vẫn tồn tại và cần được giải quyết. Thực phẩm tốt, lành mạnh, bổ dưỡng cần được cung cấp sẵn và quảng bá tới người dân. Một chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp với tập thể dục, sẽ làm giảm mức độ béo phì trong xã hội, tăng năng suất và giảm bớt nhu cầu đối với các dịch vụ y tế quá tải.

Thế giới có thể làm gì?

Trước thực tế đó, Tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) Qu Dongyu cho rằng, các nước cần hợp tác hướng tới mục tiêu “sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn và cuộc sống tốt hơn” cho người dân.

Theo SIPRI, mặc dù tổng ngân sách cho viện trợ nhân đạo đã tăng lên nhưng để hiệu quả hơn, "chương trình an ninh lương thực cần phải vượt ra ngoài phạm vi hỗ trợ nhân đạo, mà còn phải bao gồm thích ứng với khí hậu, phát triển, xây dựng hòa bình và ngăn ngừa xung đột”.

Bà Simone Bunse, nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI cho biết: “Xây dựng hòa bình thường bị bỏ qua và hiếm khi là mục tiêu rõ ràng của các chương trình nhân đạo”. Theo bà, “các can thiệp về an ninh lương thực không thể chỉ là cung cấp thực phẩm; họ cần tham gia hỗ trợ hòa bình và giúp cộng đồng trở nên kiên cường, an toàn và bền vững hơn - và do đó ít bị tổn thương hơn trước tình trạng mất an ninh lương thực trong tương lai”.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”

Công trình doanh trại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh hiện đang được gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng để sớm đưa vào sử dụng. Từ đó, đảm bảo chỗ làm việc, nơi ăn ở của cán bộ, chiến sĩ và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng mọi nhiệm vụ được giao

Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Return to top