Thế giới

Khả năng xảy ra hạn hán thảm khốc cao gấp 100 lần do biến đổi khí hậu

ClockThứ Sáu, 28/04/2023 08:00
TTH.VN - Tờ CNN ngày 27/4 trích dẫn một phân tích mới cho thấy, tình trạng hạn hán liên tục xảy ra, gây tàn phá vùng Sừng châu Phi và khiến hơn 20 triệu người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, lẽ ra đã không xuất hiện nếu không có biến đổi khí hậu.

Thiệt hại về con người, kinh tế, môi trường do biến đổi khí hậu đang tăngNhiệt độ thế giới có thể cao kỷ lục vào năm 2023

leftcenterrightdel
 Lòng sông Doubs ở khu vực biên giới giữa Pháp và Thụy Sĩ trở nên nứt nẻ do hạn hán. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Kể từ tháng 10/2020, khu vực này của Đông Phi, một trong những khu vực nghèo khó nhất trên thế giới đã phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 40 năm qua. Hạn hán đã gây ra những tác động thảm khốc đối với các khu vực rộng lớn ở Kenya, Somalia và Ethiopia.

Trong một thế giới không có biến đổi khí hậu, trận hạn hán tàn khốc này sẽ không xảy ra. Đó là kết luận của một nghiên cứu phân bổ nhanh, do sáng kiến Phân bổ Thời tiết Thế giới (WWA) công bố vào ngày 27/4.

Được biết, đơn vị này bao gồm một nhóm các nhà khoa học quốc tế; ngay sau khi xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, họ tiến hành phân tích dữ liệu và các mô hình khí hậu, nhằm xác định vai trò của biến đổi khí hậu trong những hiện tượng thời tiết đó.

Ở vùng Sừng châu Phi, các nhà khoa học phát hiện rằng, tình trạng ô nhiễm làm nóng hành tinh do việc đốt nhiên liệu hóa thạch gây ra đã khiến tình trạng hạn hán nông nghiệp đang diễn ra ở khu vực này có khả năng xảy ra cao hơn gấp 100 lần.

Cũng theo nghiên cứu nói trên, nhiệt độ cao hơn làm tăng đáng kể lượng nước bốc hơi từ thực vật và đất, gây mất mùa, gia súc chết và tình trạng thiếu nước.

Nhiệt độ trung bình của hành tinh hiện đang cao hơn khoảng 1,2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp vào cuối những năm 1800. Qua đó, báo cáo cho thấy, nếu không có sự nóng lên này, khu vực sẽ không phải trải qua đợt hạn hán nông nghiệp nghiêm trọng đó.

Ngoài ra, sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra đang khiến những đợt hạn hán trên khắp thế giới kéo dài hơn và khắc nghiệt hơn. Theo một phân tích trước đó của WWA, tình trạng hạn hán nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến Bắc bán cầu vào mùa hè năm ngoái, bao gồm những khu vực rộng lớn của Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, đã có khả năng xảy ra cao hơn gấp 20 lần do cuộc khủng hoảng khí hậu.

Các nhà khoa học cho biết, những đợt hạn hán sẽ chỉ trở nên nghiêm trọng hơn, nếu thế giới tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch.

Đáng chú ý, các khu vực vốn đã dễ bị tổn thương sẽ phải đối mặt với những tác động tồi tệ nhất. Thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra ở vùng Sừng châu Phi gây ra sự tàn phá cho một khu vực vốn đang phải gánh chịu hàng loạt vấn đề, bao gồm việc giá cả toàn cầu tăng vọt.

“Điều này thực sự đã buộc mọi người phải di cư đến các khu vực khác, để tìm kiếm nguồn nước hoặc đồng cỏ cho các vụ mùa, hoặc cũng chỉ là thức ăn cho gia đình của họ”, bà Phoebe Wafubwa, cố vấn của Liên đoàn Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế (IFRC) ở Kenya nhận định.

THANH NGÂN (Lược dịch từ CNN)
ĐÁNH GIÁ
1
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top