Thế giới

Xuất khẩu vũ khí trên toàn cầu lần đầu chững lại sau hơn một thập kỷ

ClockThứ Ba, 16/03/2021 08:44
Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã đẩy nhiều nền kinh tế lâm vào suy thoái nặng và khiến nhiều quốc gia phải cắt giảm mua sắm vũ khí để chuyển trọng tâm cho lĩnh vực y tế

Giao dịch vũ khí toàn cầu tăng mạnh, Mỹ là nước xuất khẩu số 1LHQ: Vũ khí nhỏ xuất khẩu tới Trung Đông tăng gần gấp đôiMỹ sửa đổi quy định về xuất khẩu vũ khí cho Việt Nam

Ảnh minh họa. Nguồn: Sputnik

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố ngày 15/3, số lượng vũ khí được mua bán trên toàn thế giới đã chững lại sau hơn 10 năm liên tục tăng.

Báo cáo của SIPRI cho thấy, so với giai đoạn 2011-2015, trong giai đoạn 2016-2020, ba nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới là Mỹ, Pháp và Đức đều tăng sản lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc lại giảm xuất khẩu trong cùng giai đoạn trên, do đó về tổng thể, hoạt động mua bán vũ khí toàn cầu đã chững lại sau hơn một thập kỷ liên tục tăng.

Mặc dù lượng xuất khẩu vẫn ở mức cao nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, song đây là lần đầu tiên kể từ giai đoạn 2001-2005, lượng chuyển giao vũ khí giữa các quốc gia về tổng thể không tăng so với chu kỳ 5 năm trước đó.

Nguyên nhân chính là đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã đẩy nhiều nền kinh tế lâm vào suy thoái nặng và phải cắt giảm mua sắm. quốc phòng để chuyển trọng tâm cho lĩnh vực y tế. Mặc dù vậy SIPRI cho rằng hiện vẫn còn quá sớm để đưa ra nhận định xu thế giảm mua vũ khí sẽ tiếp tục trong thời gian tới.

Mỹ, quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới cho đến nay, đã có sự tăng trưởng từ 32% lên 37%. Sự gia tăng này tiếp tục mở rộng khoảng cách với nước đứng thứ hai về xuất khẩu vũ khí là Nga với lượng xuất khẩu giảm 22%, mặc dù vũ khí của Nga vẫn chiếm 20% xuất khẩu vũ khí trên thế giới. Khoảng một nửa số vũ khí của Mỹ được xuất sang Trung Đông, trong đó Saudi Arabia là khách hàng lớn nhất.

Xuất khẩu vũ khí của Pháp tăng 44%, chiếm 8,2% lượng xuất khẩu toàn cầu. Xuất khẩu vũ khí của Đức tăng 21% trong khi Trung Quốc giảm 7,8%, theo đó thị phần xuất khẩu vũ khí của hai nước này trên thế giới lần lượt là 5,5% và 5,2%.

Các nước Trung Đông là những khách hàng tiềm năng nhất với lượng nhập khẩu vũ khí trong giai đoạn 2016-2020 tăng 25% so với giai đoạn 2011-2015. Saudi Arabia là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất với khoảng 11% số vũ khí của toàn cầu, trong đó 79% đến từ Mỹ.

Trái lại, nước mua vũ khí nhiều thứ hai thế giới là Ấn Độ lại có lượng nhập khẩu giảm 33%, với nguyên nhân đến từ những thủ tục hành chính phức tạp, cùng với đó là việc New Delhi đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào các loại vũ khí của Nga.

Nhập khẩu vũ khí của khu vực châu Á và châu Đại Dương chiếm 42% lượng tăng trưởng toàn cầu trong giai đoạn 2016-2020. Ấn Độ, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc và Pakistan là những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất trong khu vực. 

Chuyên gia nghiên cứu Siemon Wezeman của SIPRI nhận định, sự sụt giảm nhập khẩu vũ khí của một nước không phải luôn đồng nghĩa nhu cầu giảm. Trong một số trường hợp, nguyên do có thể là ngân sách giới hạn hoặc hệ thống vũ khí đã được nâng cấp gần đây. Ngoài ra, một xu hướng khác nổi lên là các quốc gia, thay vì nhập khẩu, đang nỗ lực tự phát triển và sản xuất vũ khí.

Theo chuyên gia này, về lâu dài, dịch COVID-19 có thể sẽ khiến các quốc gia đánh giá lại ngân sách và chi tiêu quân sự sẽ cạnh tranh với các nhu cầu khác. Tuy nhiên, các nước sẽ phải cân đối dựa trên quan điểm về các mối đe dọa và tình trạng căng thẳng.

Ông Wezeman cũng không loại trừ khả năng trong thời gian tới, một số quốc gia có thể chuyển sang nhập khẩu vũ khí thay vì đầu tư phát triển vũ khí tốn kém. Điều này sẽ khiến các thương vụ chuyển giao vũ khí gia tăng trở lại.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sắt son nghĩa tình biên giới Việt - Lào

Trong khuôn khổ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/2024), lực lượng quân đội, biên phòng Thừa Thiên Huế và các tỉnh Salavan, Sekong (Lào) đã có nhiều hoạt động ý nghĩa tại huyện biên giới A Lưới.

Sắt son nghĩa tình biên giới Việt - Lào
Xây dựng “thế trận lòng dân” ở các địa bàn trọng điểm

Chiều 5/12, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức hội nghị Quân chính tổng kết nhiệm vụ quân sự - quốc phòng (QS – QP) năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Xây dựng “thế trận lòng dân” ở các địa bàn trọng điểm
Thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng với “Tâm thế mới, tinh thần mới, động lực mới”

Ngày 5/12, dưới sự chủ trì của UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Bí thư Đảng ủy Quân sự (ĐUQS) tỉnh Lê Trường Lưu, ĐUQS tỉnh tổ chức hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng đảng bộ năm 2025.

Thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng với “Tâm thế mới, tinh thần mới, động lực mới”
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái
Return to top