Thể thao

Cầu mây từng bước đổi màu huy chương

ClockThứ Bảy, 01/07/2023 15:03
TTH - Tuy còn rất non trẻ, nhưng cầu mây Thừa Thiên Huế đã cho thấy thực lực và sự phát triển. Với đội ngũ vận động viên (VĐV) trẻ và có chất lượng khá tốt, cầu mây Thừa Thiên từng bước đổi màu huy chương qua các giải đấu tham gia.

Thừa Thiên Huế có HCV đầu tiên ở môn cầu mây bãi biển200 VĐV tham gia Giải Vô địch cầu mây bãi biển quốc gia năm 2023

leftcenterrightdel
Tại Giải Vô địch Cầu mây bãi biển Quốc gia năm 2023, cầu mây Huế đã đổi thành công màu huy chương 

Lọt vào top 4

Huấn luyện viên (HLV) Lê Phú Vĩnh Long báo tin vui, tại Giải Vô địch Cầu mây bãi biển Quốc gia năm 2023, diễn ra vào trung tuần tháng 6 này tại bãi biển Thuận An (TP. Huế), đội tuyển 3 nữ của cầu mây Thừa Thiên Huế đã xuất sắc vượt qua đối thủ mạnh Nghệ An để lần đầu tiên giành được tấm huy chương vàng (HCV). Cầu mây Thừa Thiên Huế còn có được 1 tấm huy chương đồng (HCĐ) ở nội dung đội tuyển 4 nữ. Với 1 HCV và 1 HCĐ, đội tuyển cầu mây Thừa Thiên Huế xếp thứ 4 toàn đoàn và đổi thành công màu… huy chương.

Có thể nói, thành tích này rất đáng phấn khởi, ghi nhận tiến bộ vượt bậc của bộ môn cầu mây Thừa Thiên Huế còn rất non trẻ. Trước đó vào năm 2021, tại Giải Vô địch Cầu mây bãi biển toàn quốc năm 2021 diễn ra ở Sầm Sơn (Thanh Hóa), cầu mây Thừa Thiên Huế giành được 1 HCĐ. Tiếp đó, cầu mây Thừa Thiên Huế đổi màu với tấm HCB giành được tại Cửa Lò (Nghệ An) vào năm 2021. Còn tại Giải Vô địch Cầu mây bãi biển năm 2022 ở Nha Trang (Khánh Hòa), cầu mây Thừa Thiên có được 2 tấm HCĐ.

Tháng 7/2022, Thừa Thiên Huế đăng cai Giải vô địch Cầu mây trẻ Quốc gia năm 2022, quy tụ sự góp mặt của hơn 250 VĐV đến từ 14 đoàn trong cả nước. Các VĐV tranh tài ở các nội dung: đội tuyển 4 nam, đội tuyển 4 nữ, đội tuyển 3 nam, đội tuyển 3 nữ, đôi nam, đôi nữ, với các lứa tuổi từ 16 trở xuống và từ 17 đến 20. Tại giải đấu này, các VĐV cầu mây trẻ của Thừa Thiên Huế tạo bất ngờ lớn khi giành tới 4 tấm huy chương, gồm 1 HCV nội dung đội tuyển 3 nữ U16 và 3 HCĐ (đội tuyển 4 nữ U16, đồng đội nữ U16 và U20).

Những gương mặt nổi trội

Tháng 6/2020, tại Nhà thi đấu Trung tâm Thể thao tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên đoàn Cầu mây Việt Nam tổ chức thành công Giải Vô địch Cầu mây toàn quốc năm 2020. Lần đầu tiên tham gia đầy bỡ ngỡ, các VĐV đá cầu Thừa Thiên Huế giành ngay được 1 tấm HCĐ. Và, trên cơ sở đội ngũ VĐV đá cầu này, đội tuyển cầu mây Thừa Thiên Huế được thành lập gồm 16 VĐV năng khiếu.

Hình thành từ năm 2020 nhưng phải bước sang năm 2021, cầu mây Thừa Thiên Huế mới có chỉ tiêu thành lập đội tuyển. Bộ môn ngay lập tức tiến hành tổ chức tuyển sinh VĐV trên địa bàn toàn tỉnh. Đáng chú ý là việc tuyển sinh thông qua các giáo viên dạy thể dục ở một số trường, như Trường THCS Thủy Vân (TP. Huế), Trường THCS Thủy Thanh (Hương Thủy)... để tìm nguồn. Do chưa tạo được sự đam mê và còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 nên bước đầu gặp nhiều khó khăn.

Vượt qua những hạn chế ban đầu, câu mây Thừa Thiên Huế đã xây dựng được đội ngũ VĐV khá hùng hậu. Theo HLV Lê Phú Vĩnh Long, Thừa Thiên Huế hiện có 4 VĐV Đỗ Thị Nguyên, Phan Thị Khánh Ly, Đặng Thị Kim Quyên và Nguyễn Thị Trà My nằm trong nhóm VĐV xuất sắc tranh chấp HCV ở những giải đấu tham gia. Đỗ Thị Nguyên là HLV đội trẻ quốc gia, còn Phan Thị Khánh Ly và Đặng Thị Kim Quyên là thành viên đội tuyển cầu mây trẻ Quốc gia. Không thực sự thành công tại Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2022, cầu mây Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu giành huy chương tại kỳ đại hội thể thao toàn quốc vào năm 2026, được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh.

Cần bột để gột nên hồ

Để phát triển được một VĐV cầu mây trẻ là điều không dễ dàng khi có sự đòi hỏi khá khắt khe về chiều cao, sức bật, sự nhanh nhẹn và nền tảng thể lực. Các địa phương như Thừa Thiên Huế điều kiện kinh phí hạn hẹp nên chỉ tập trung phát triển thể thao phong trào, luyện tập một số môn đại chúng chứ chưa chú ý đến cầu mây. Do không có bất cứ giải đấu phong trào nào dành cho cầu mây nên việc tìm kiếm VĐV khá vất vả ở Thừa Thiên Huế.

Điều kiện tập luyện cầu mây ở Thừa Thiên Huế còn nhiều hạn chế, phong trào chưa phát triển mạnh là điều hẳn nhiên. Danh mục các môn thể thao ghi rõ trong Nghị quyết về việc phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 chưa thấy xuất hiện cái tên cầu mây, kể cả trong hạng mục các môn thể thao xã hội hóa. Nhằm tạo tiền đề hướng tới thành lập bộ môn cầu mây tỉnh Thừa Thiên Huế, chiến lược phát triển bộ môn thể thao này được xác định việc đào tạo các VĐV đã được tuyển chọn huấn luyện, thi đấu đạt thành tích tốt tại các giải trong hệ thống cầu mây quốc gia.

Để cầu mây phát triển thật hiệu quả và đạt được nhiều thành tích thi đấu cao hơn, rất cần có sự đầu tư mạnh. Trước mắt, cần khắc phục những khó khăn để đưa môn cầu mây vào trường học để tạo nền tảng phong trào. Bên cạnh đó, cần phải có kế hoạch xã hội hóa rộng rãi môn cầu mây đến tận các địa phương với hy vọng tìm kiếm được tài năng cho môn thể thao này.

Bài, ảnh: Bá Trí
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá

Ngày 15/10, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh mục tiêu thể thao Việt Nam đạt vị trí tốp ba Đông Nam Á, tốp 20 châu Á, có huy chương tại Olympic và Paralympic. Theo các chuyên gia, hầu hết các mục tiêu đề ra phù hợp với thực lực của thể thao nước ta, nhưng cần sớm có điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, nhất là về kinh phí trong việc huy động nguồn lực đầu tư.

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá
Cầu mây & hành trình phía trước

Hiện tại, không phải cầu chinh, không phải Jujitsu và càng không phải bắn cung, mà cầu mây mới là bộ môn non trẻ nhất của thể thao Huế.

Cầu mây  hành trình phía trước
Return to top