Thể thao

Cơ hội mới của thể thao Huế

ClockChủ Nhật, 01/12/2019 07:45
TTH - Tại SEA Games 30, thể thao Huế góp mặt 3 VĐV và 1 HLV ở các môn: điền kinh, vật và Sambo; trong đó, Sambo là môn thể thao khá mới lạ ở Huế và là lần đầu được đưa vào thi đấu tại ngày hội thể thao lớn nhất khu vực.

Nhiều trận đấu hấp dẫn, kịch tính tại giải cầu lông TP. Huế

HLV Nguyễn Văn Ngãi (trắng) làm mẫu tư thế tấn công của Sambo. Ảnh: HÀN ĐĂNG

Hai thầy trò cùng dự SEA Games

Ngoài Trưởng bộ môn Judo Huế - Nguyễn Văn Ngãi đảm nhiệm vai trò huấn luyện và dẫn dắt tuyển Sambo Việt Nam thi đấu tại SEA Games 30 thì Dương Thị Quỳnh Như - tuyển Judo Huế là 1 trong 2 VĐV tham gia tranh tài môn Sambo hạng 80kg tại SEA Games lần này bên cạnh VĐV Hoàng Trọng Nhân (Cần Thơ).

Đáng nói, tuyển Sambo Việt Nam mới được thành lập trước ngày tranh tài SEA Games 30 chưa đầy một tháng. Đó cũng là thời gian 2 VĐV nói trên mới chính thức tìm hiểu môn võ này.

Xuất nguồn từ Liên bang Nga (Liên Xô trước đây) và mới du nhập vào Việt Nam, do kỹ thuật ở những đòn đứng (ném, quăng, quật...) và đòn nằm (khóa, bẻ, siết...) tương đồng với Judo nên những VĐV từ Judo sang tập luyện Sambo rất nhanh nắm bắt được những yếu lĩnh của môn võ này.

“Sambo cũng có một vài kỹ thuật khác Judo, như thế tấn công thấp hơn, sử dụng các đòn lòn, hốt, xốc... nên trong thời gian này, bên cạnh học thuộc luật để tránh phạm quy khi thi đấu, các VĐV Sambo Việt Nam sẽ làm quen và điều chỉnh một số động tác tấn công”, HLV Nguyễn Văn Ngãi cho biết.

“Ban đầu Quỳnh Như nằm trong tuyển Judo tham dự SEA Games 30, tuy nhiên, ở hạng 80kg, ngoài Quỳnh Như thì còn có Phương Quỳnh cũng rất xuất sắc. Nếu như Quỳnh Như nhỉnh hơn ở kỹ thuật ra đòn thì Phương Quỳnh lại nhanh nhạy trong tấn công. Khi thành lập tuyển Sambo, suy đi tính lại, để phát huy sở trường của 2 VĐV nên tôi đề xuất đưa Quỳnh Như sang thi đấu môn Sambo và giữ Phương Quỳnh tranh tài môn Judo”, HLV Nguyễn Văn Ngãi nói về lý do học trò của mình từ Judo chuyển sang thi đấu Sambo.

Tuy lần đầu thi đấu môn Sambo ở sân chơi SEA Games, nhưng từ nền tảng Judo cùng thành tích ở những lần tranh tài Sambo,

Ju-Jitsu và Kurash - những môn biến thể từ Judo - ở đấu trường trong nước, tin rằng Quỳnh Như - nữ VĐV sinh năm 2001 đạt danh hiệu kiện tướng khi mới 14 tuổi - sẽ phấn đấu đem về thành tích cao cho thể thao Việt Nam nói chung, Huế nói riêng.

Về phần mình, dù không chính thức tập luyện Sambo, nhưng với kinh nghiệm dày dạn trong huấn luyện Judo, cũng như hiểu rất rõ về Sambo, Ju-Jitsu và Kurash nên Trưởng bộ môn Judo Huế - Nguyễn Văn Ngãi được giao nhiệm vụ huấn luyện và dẫn dắt VĐV Sambo thi đấu tại SEA Games lần này. Cũng theo ông Ngãi, Sambo là môn thể thao mới, VĐV Huế chỉ mới cọ xát một vài lần ở các giải đấu trong nước, nhưng chừng đó cũng giúp các VĐV tự tin hơn khi tranh tài với VĐV các nước bạn.

Dương Thị Quỳnh Như - tuyển Judo Huế tham dự SEA Games 30 với vai trò là VĐV Sambo. Ảnh: NGUYỄN NGÃI

Thêm nhiều cơ hội

Tổng quan, Huế không phải là địa phương mạnh về Judo, nhưng ở hạng cân 45 - 48kg, Judo Huế lại nằm trong diện “không phải dạng vừa”. Tiếc là tại SEA Games 30, hai hạng cân nhẹ này bị gạt ra khỏi nội dung thi đấu. Bằng không, cơ hội tham gia SEA Games của VĐV Judo của Huế, cũng như từ Judo chuyển sang Sambo không chỉ mỗi Quỳnh Như.

Sau khi những Hà Anh Thư, Đào Thị Thu Hà, Trần Thị Thía... giải nghệ với nhiều lý do, Judo Huế vừa mới bắt đầu làm lại với dàn 12 VĐV, trong đó nhỏ nhất là 12 tuổi và lớn nhất là 19 tuổi với nòng cốt là VĐV Quỳnh Như, mà theo nhận định, đây là những nhân tố có thể gặt hái thành tích chỉ sau 2-3 năm.

Cũng do có nhiều tương đồng nên trong thời điểm đào tạo VĐV Judo, HLV Nguyễn Văn Ngãi cũng huấn luyện Sambo cho VĐV Judo Huế. “Rút kinh nghiệm, sau khi trở về từ SEA Games 30, tôi sẽ tập trung huấn luyện hạng 52kg trở lên cả ở Judo lẫn Sambo. Việc Quỳnh Như có giành được huy chương tại SEA Games 30 hay không là điều không thể nói trước, nhưng đó là động lực, là cơ sở để tạo thêm cơ hội cho Judo Huế tham gia, gặt hái thành tích ở sân chơi thể thao lớn nhất khu vực trong những lần tổ chức tiếp theo”, HLV Nguyễn Văn Ngãi chia sẻ.

HÀN ĐĂNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
2S HOUSE – Giải pháp toàn diện cho dịch vụ xây nhà trọn gói tại Huế

Tại Huế, 2S HOUSE là cái tên sáng giá trong lĩnh vực xây nhà trọn gói, được đông đảo khách hàng tin tưởng nhờ sự tận tâm, chuyên nghiệp và đa dạng dịch vụ. Không chỉ kiến tạo nên những ngôi nhà bền đẹp, 2S HOUSE còn mang lại giá trị sống đích thực, góp phần nâng tầm không gian sống của gia đình Việt. Hãy cùng khám phá những yếu tố giúp 2S HOUSE trở thành thương hiệu được yêu thích tại vùng đất Cố đô.

2S HOUSE – Giải pháp toàn diện cho dịch vụ xây nhà trọn gói tại Huế
Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh lần thứ IX, khoá XVI nhiệm kỳ 2021-2026; tổng kết hoạt động hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến và lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế
Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Return to top