Thể thao

Gặp chàng trai xứ Huế nhiều lần vô địch giải vật truyền thống

ClockThứ Sáu, 08/03/2024 07:10
TTH - Sinh ra trong một gia đình nông dân ở thị trấn Sịa (Quảng Điền), Lê Phước Long (sinh năm 1996) mê bộ môn vật ngay từ lúc nhỏ. Chính thức bước lên sới vật để thi đấu năm 16 tuổi, đến nay Long đã đạt được những thành tích đáng kể với bộ môn thể thao truyền thống này.

Thừa Thiên Huế đứng thứ nhất toàn đoàn nội dung vật tự do nữNguyễn Thị Mỹ Trang giành HCĐ tại giải vật U23 châu Á 2023 Khởi tranh giải Vật Đại hội Thể dục thể thao tỉnh lần thứ 9 năm 2022

 Đô vật Lê Phước Long

Long kể: “Lúc nhỏ, vào mỗi dịp đầu năm, em lại theo gia đình đi xem đấu vật. Nhìn các đô vật thi đấu hấp dẫn, em rất hào hứng. Trong đầu mình nuôi ước mơ một ngày nào đó sẽ bước lên sới vật để được tranh tài”. Để ước mơ trở thành hiện thực, Phước Long đã theo học Trung cấp Thể thao Huế được 3 năm, rồi vì điều kiện nên Long về quê vừa mưu sinh vừa tự tập luyện. Ít nhiều được các huấn luyện viên hướng dẫn các kỹ thuật cơ bản, cộng với tình yêu môn đấu vật truyền thống ăn vào máu thịt, sau những giờ lao động, chàng trai trẻ này đã miệt mài luyện tập. Long có mặt đều đặn tại các hội vật được tổ chức ở nhiều địa phương để vừa theo dõi, cổ vũ cho các đấu vật, vừa trải nghiệm, học hỏi trau dồi thêm kinh nghiệm.

Vật là môn thể thao truyền thống được ưa chuộng của người nông dân. Ngoài tính giải trí vui chơi, vật còn giúp thanh, thiếu niên rèn luyện sức khỏe, có cơ thể săn chắc, cường tráng, tôi luyện ý chí mạnh mẽ, vững vàng để góp phần vào lao động sản xuất, giữ cho quốc thái dân an. Nói về mục đích đến với bộ môn này, Phước Long chia sẻ: “Công việc hàng ngày của em là làm chậu đắp tay. Dù làm bất cứ việc nào cũng cần có sức khỏe dẻo dai. Em đến với vật trước hết để rèn luyện sức khỏe, sau nữa được thỏa sức đam mê sau những buổi lao động vất vả”.

Đến với các hội vật đầu xuân bằng tâm thế thoải mái, với tất cả những kỹ năng tích lũy được, trên sới vật, đô vật Lê Phước Long đã đem đến cho người xem những “miếng vật” bất ngờ, đẹp mắt. Mỗi lần bước lên sới vật thi đấu Phước Long luôn nhận được tiếng vỗ tay mến mộ nồng nhiệt của khán giả. Bắt đầu bước lên sới vật tranh tài năm 16 tuổi, đến nay, Long đã liên tiếp khẳng định được tài năng và niềm đam mê của mình bằng những thành tích nổi bật: Vô địch giải Thiếu niên và Thanh niên toàn quốc; vô địch giải Đông Nam Á; 3 lần quán quân Hội vật làng Thủ Lễ (Quảng Điền) được tổ chức đầu xuân và nhiều giải Nhì, giải Ba trong môn vật toàn quốc.

Đặc biệt, lần đầu tiên tham gia Hội vật làng Sình (Phú Mậu, Phú Vang) truyền thống vừa diễn ra ngày mồng 10 tháng giêng năm nay, vượt qua hàng chục đối thủ nặng ký, đô vật Lê Phước Long đã giành giải quán quân ở lứa tuổi thanh niên. Với Long, đó là kết quả xứng đáng cho hành trình tự rèn, tự luyện bền bỉ sau những ngày làm lụng vất vả. Những trận tranh tài của Long luôn mang đến cho người xem niềm hào hứng với những lời xuýt xoa thán phục về phong thái thi đấu bình tĩnh, chắc chắn, điêu luyện. Nói về bí quyết thành công trên sới vật, Phước Long chia sẻ: “Bước vào cuộc đấu, dường như các đô vật đều ngang tài, ngang sức. Vì thế, để đối thủ của mình “lấm lưng trắng bụng” cần phải có độ bền của sức và đó là cả nghệ thuật. Không được nản chí, phải tính toán chính xác từng động tác; biết lựa thế để bắt đối phương một cách nhanh nhẹn và hoàn hảo nhất”.

Miệt mài mưu sinh và tất bật với công việc, lo lắng cho cuộc sống gia đình, chàng trai Lê Phước Long nguyện theo đuổi bộ môn thể thao truyền thống hết tuổi thanh xuân của mình. Phước Long là hình ảnh đẹp của thanh niên làng quê góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc sau lũy tre làng trong thời đại hội nhập hôm nay.

Bài, ảnh: Hương Đồng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống

Đối với cư dân Đông Nam Á nói chung, gắn với đời sống sông nước và truyền thống nông nghiệp lúa nước, lễ hội đua thuyền là một sinh hoạt văn hóa phổ biến, có lịch sử lâu đời, được thực hiện với mục đích chính là cầu ngư, cầu mưa, cầu an và thể hiện tinh thần thượng võ, vui chơi giải trí.

Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống
"Đằm bụng" với bánh gói đậu xanh xứ Huế

Những hàng nậm, lọc ở Huế thường bán kèm một loại bánh cũng rất thơm ngon và hấp dẫn, chỉ là hơi kém tiếng một chút: bánh gói đậu xanh. Bánh có thể xem như một phiên bản chay của bánh nậm với cùng nguyên liệu chính là bột gạo và mùi vị khá tương đồng, nhưng săn hơn và được gói thuôn thuôn như bánh lọc.

Đằm bụng với bánh gói đậu xanh xứ Huế
Nỗi thương món Huế

Xứ Huế để lại những ấn tượng sâu đậm trong tâm trí tôi vì nhiều lẽ: Cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng hữu tình, con người duyên dáng và thanh lịch, chất văn hóa ngấm trong từng danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, nếp sống, nếp nghĩ của con người Cố đô... Và, tôi còn vấn vương xứ Huế vì một lẽ khác nữa - những món của Huế!

Nỗi thương món Huế
Giáo dục truyền thống cho chiến sĩ mới

Ngày 30/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức cho 115 chiến sĩ mới dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan Phòng Truyền thống BĐBP tỉnh. Đây là một trong những hoạt động giáo dục truyền thống cho cán bộ, chiến sĩ; đặc biệt là chiến sĩ mới (CSM) nhập ngũ năm 2024.

Giáo dục truyền thống cho chiến sĩ mới
Return to top