Thể thao

Khó chồng khó

ClockChủ Nhật, 17/10/2021 18:26
TTH - Nguyễn Thị Mỹ Hạnh bất ngờ dính chấn thương; SEA Games 2022 vẫn đang “dùng dằng” về việc tổ chức môn lặn; một số VĐV không biết có kịp tham dự giải vô địch quốc gia hay không đang là những khó khăn mà thể thao Cố đô đang phải đối mặt…

U22 Quốc gia & ba chàng trai HuếMơ cùng SEA Games

Hiện Ban tổ chức SEA Games 2022 vẫn chưa quyết định có thi đấu môn lặn hay không

Dự kiến, một số giải vô địch quốc gia - nhất là những môn thể thao Việt Nam đặt mục tiêu tại SEA Games, ASIAD… sẽ tổ chức vào cuối năm nay theo hình thức khép kín.

Như thường lệ, thông qua các giải vô địch quốc gia, VĐV hoặc là được góp mặt trong danh sách chuẩn bị cho các giải khu vực, châu lục sắp tới, hoặc họ phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa để tiếp tục tìm kiếm cơ hội được vinh danh ở các đấu trường đẳng cấp.

Tuy nhiên, COVID-19 đã làm xáo trộn tất cả. Và cũng từ sự xáo trộn này, thông tin từ các bộ môn Tổng cục TDTT (Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) cho biết, Tổng cục đã có chủ trương, những VĐV nào tiêm 2 mũi vắc-xin phòng COVID-19 mới được tham gia tranh tài tại các giải vô địch quốc gia.

Theo ông Hồ Đắc Quang - Hiệu trưởng Trường trung cấp TDTT tỉnh, hiện Huế có 7 VĐV của các bộ môn: vật, Judo, Karate, bắn cung và Taekwondo - những gương mặt đang khoác áo đội tuyển quốc gia - đã được tiêm 2 mũi vắc-xin, hoặc sẽ tiêm đủ 2 mũi trước ngày một số giải vô địch khởi tranh. Tuy nhiên, những VĐV đỉnh cao còn lại của thể thao Huế không thuộc thành phần tuyển quốc gia mới tiêm 1 mũi vắc-xin. Nếu từ đây cho đến thời điểm các giải đấu diễn ra như dự kiến mà vắc-xin chưa về, đồng nghĩa sẽ không được tham gia tranh tài.

Nếu Mỹ Hạnh (nâng cúp) chấn thương không thể thi đấu là một mất mát của thể thao Huế tại SEA Games 2022

“Trước đây khoảng 1 tháng, thậm chí tôi còn lo các VĐV không nằm trong tuyển quốc gia mất đi cơ hội tham dự các giải vô địch, bởi khi đó các em vẫn chưa được tiêm

vắc-xin. Nhờ quan tâm của các cấp, các ngành, hiện các VĐV Huế trong diện tham dự giải vô địch đã được tiêm mũi 1. Tuy chưa biết có kịp tiêm mũi 2 để đủ điều kiện tham dự hay không, nhưng dù sao đây vẫn là cơ hội nên chúng tôi vẫn tiếp tục chờ đợi và hy vọng”, ông Quang bày tỏ.

Giải vô địch quốc gia là nơi để các VĐV giỏi nhất cả nước thể hiện tài năng, nhằm tìm kiếm cơ hội vinh danh ở các đấu trường đẳng cấp hơn, mà trước mắt là SEA Games 2022. Ở chiều ngược lại, đây cũng là nơi để những người làm thể thao đánh giá phong độ những thành viên trong tuyển quốc gia để chốt danh sách, đồng thời, tìm kiếm những nhân tố mới để bổ sung lực lượng.

Trên lý thuyết, VĐV đang khoác áo tuyển quốc gia là những người xuất sắc hơn so với phần còn lại. Nhưng với nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan (tâm lý, thái độ tập luyện, chấn thương…), không phải lúc nào họ cũng giữ được phong độ và giành thành tích cao nhất. Ở chiều ngược lại, bên cạnh tham dự giải đấu đúng vào thời điểm đạt điểm rơi phong độ, việc đồng đội khoác áo tuyển quốc gia chính là động lực để các VĐV khác phấn đấu vượt qua.

Trở lại với câu chuyện của thể thao Thừa Thiên Huế. Ngoài 7 VĐV đang khoác áo tuyển quốc gia, thì hiện ở một số bộ môn cũng xuất hiện không ít gương mặt rất triển vọng được gọi tập trung tuyển trẻ quốc gia, như: Quỳnh Như (điền kinh); Quốc Phi, Nhật Vũ (cầu lông)…, trong đó, đáng chú ý hơn cả là Quỳnh Như – VĐV được kỳ vọng trong vài năm tới sẽ tạo nên kỳ tích tại đấu trường SEA Games ở nội dung 100m vượt rào.

Để tăng tính cọ xát, những VĐV trẻ này có thể được “đôn” lên tham dự giải vô địch nhằm tích lũy kinh nghiệm để chuẩn bị cho những “trận đánh lớn” trong tương lai, đồng thời, “biết đâu” có thể lọt vào danh sách khoác áo tuyển quốc gia nếu thể hiện được năng lực xuất sắc. Vậy nên, việc “cửa” tham dự giải vô địch ngày càng hẹp do chưa biết có kịp tiêm vắc-xin mũi 2 hay không là một thiệt thòi lớn của bản thân VĐV nói riêng, thể thao Huế nói chung.

Thể thao Thừa Thiên Huế đã có nhiều tiến bộ sau khi nhận được những đầu tư của tỉnh, của ngành thời gian qua, dẫu vậy, thực tế vẫn còn tồn tại, hạn chế nhất định. Ngoài việc một số bộ môn chưa cho thấy sự yên tâm về lực lượng kế thừa, thì so với nhiều tỉnh, thành trên cả nước, VĐV Cố đô xem ra vẫn thiếu những chuyến tập huấn dài hơi, những lần cọ xát chất lượng, mà tham dự giải vô địch quốc gia là một cơ hội để bù đắp.

Không chỉ vậy, với thông tin Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - VĐV chủ lực hạng 62kg tự do nữ của tuyển vật Việt Nam nói chung, tuyển vật Huế nói riêng tại đấu trường khu vực, châu lục vừa dính chấn thương khá nặng trong lúc luyện tập, cùng việc BTC SEA Games 2022 đang “dùng dằng” có nên tổ chức môn lặn hay không đã khiến thể thao Huế khó chồng lên khó trong việc đề ra và hoàn thành chỉ tiêu tại ngày hội thể thao lớn nhất khu vực sắp tới.

Bài, ảnh: HÀN ĐĂNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá

Ngày 15/10, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh mục tiêu thể thao Việt Nam đạt vị trí tốp ba Đông Nam Á, tốp 20 châu Á, có huy chương tại Olympic và Paralympic. Theo các chuyên gia, hầu hết các mục tiêu đề ra phù hợp với thực lực của thể thao nước ta, nhưng cần sớm có điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, nhất là về kinh phí trong việc huy động nguồn lực đầu tư.

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá
Chuyển đổi để nâng tầm

Thực hiện Quyết định số 2117 ngày 6/8/2024 của UBND tỉnh, Trường trung cấp Thể dục Thể thao được chuyển đổi thành Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh. Mô hình hoạt động mới này nhằm đưa thể thao thành tích cao, các môn thế mạnh của Thừa Thiên Huế phát triển đúng hướng, vươn lên tầm vóc mới.

Chuyển đổi để nâng tầm
Return to top