Thể thao

Phái đẹp lĩnh ấn

ClockChủ Nhật, 17/04/2022 15:35
TTH - Tính đến trước kỳ SEA Games 31 này, các VĐV thể thao Thừa Thiên Huế đã đóng góp cho thể thao nước nhà hơn 10 HCV ở các nội dung thi đấu. Điều đặc biệt là những VĐV giành HCV cá nhân của Thừa Thiên Huế cho thể thao quốc gia trên đấu trường khu vực đều là những VĐV nữ...

10 vận động viên tiêu biểu của thể thao Việt Nam rước đuốc tại SEA Games 31Lễ khai mạc SEA Games kéo dài 2 tiếng với hơn 3.000 nghệ sĩ biểu diễn

Hai nhà vô địch mới của SEA Games 22 là VĐV của thể thao xứ Huế, Hoàng Thị Bảo Trâm  

Những bông hoa đẹp

Kể từ SEA Games 20 đến nay, có 5 VĐV nữ của thể thao Thừa Thiên  Huế đã vinh dự đứng lên bục cao nhất của đấu trường thể thao Đông Nam Á đó là: Hà Kiều Trang, Đỗ Thị Bông, Hoàng Thị Bảo Trâm, Trần Thị Yến Hoa và Nguyễn Thị Mỹ Hạnh.

Hà Kiều Trang cho đến bây giờ vẫn là một tượng đài của Karatedo Thừa Thiên Huế. Là học trò xuất sắc của HLV Lê Văn Thạnh, Hà Kiều Trang đã tỏ ra nổi bật trong các giải đấu của tỉnh và sau đó là các giải Karatedo quốc gia. Cô gái Huế đã xuất sắc giành 1 HCV hạng cân 60kg tại SEA Games 20 và 1 HCV đồng đội Kumite đồng đội tại SEA Games 21. Tại SEA Games 22, cô gái vàng xứ Huế đã gây bất ngờ lớn khi giành 1 HCV Kumite đồng đội và 1 HCV cá nhân 60kg. Ít ai biết rằng, tại SEA Games 22 Hà Nội, Hà Kiều Trang thi đấu với tư cách là một cán bộ đi làm nhiệm vụ. Trước đó, sau khi kết thúc SEA Games 21, tháng 12/2001, Hà Kiều Trang đã quyết định giã từ sự nghiệp VĐV để chuyển sang công tác huấn luyện. Nhưng đến tháng 3/2003, được sự động viên của lãnh đạo ngành thể thao tỉnh nhà, Hà Kiều Trang trở lại thảm thi đấu. Với một VĐV thể thao, chỉ cần 1 tháng nghỉ tập luyện thôi cũng đã khó khăn khi trở lại, đằng này Trang đã nghỉ hơn 1 năm. Nhưng với đẳng cấp của mình, chỉ sau 10 tháng tập luyện trở lại, ở cái tuổi 26, Hà Kiều Trang đã khẳng định được đẳng cấp và trở thành “cô gái vàng” của Karatedo Việt Nam…

và Đỗ Thị Bông (phải). Ảnh: thanhnien.com

 

SEA Games 22 còn chứng kiến 2 nhà vô địch mới là những VĐV của thể thao xứ Huế là Đỗ Thị Bông và Hoàng Thị Bảo Trâm. Ở môn cờ vua, nữ kỳ thủ Hoàng Thị Bảo Trâm xuất sắc giành 2 HCV ở nội dung cờ nhanh và cờ tiêu chuẩn. Có thể nói, đây là thành tích được dự báo trước của cô gái xứ Huế, bởi trước đó, Hoàng Thị Bảo Trâm đã từng đạt giải cao ở giải cờ vua thế giới và vô địch cờ vua châu Á.

Bất ngờ nhất là HCV của nữ VĐV điền kinh Đỗ Thị Bông, bởi nhiều dự đoán của giới chuyên môn đều cho rằng, ở cự ly chạy 800m nữ khó qua mặt được Phạm Đình Khánh Đoan. Nhưng cô gái quê lúa Phú Vang với những bước chạy cục mịch, nhưng cũng đầy tốc độ đã vượt qua đàn chị để chinh phục đường đua quan trọng của môn thể thao nữ hoàng điền kinh là chạy 800m. Đặc biệt, Bông đã phá kỷ lục SEA Games ở cự ly này...

Sau SEA Ganmes 22 tại Hà Nội, phải đến 7 kỳ SEA Games sau đó là SEA Games 29 năm 2017, thể thao Thừa Thiên  Huế mới có lại được chiếc HCV của Trần Thị Yến Hoa ở nội dung 100m rào nữ. Đây là chiếc HCV 100m rào quý giá của điền kinh VN sau 22 năm, kể từ khi Vũ Bích Hường đăng quang tại SEA Games 18 năm 1995. Sinh ra lớn lên ở Nam Định, trưởng thành từ môi trường thể thao Quân đội, học đại học ở Đà Nẵng và Huế là nơi Trần Thị Yến Hoa bén duyên, để rồi tỏa sáng mang vinh quang về cho thể thao Cố đô.

Gần đây nhất, tại SEA Games 30, VĐV Nguyễn Thị Mỹ Hạnh của Thừa Thiên Huế đã cho thấy đẳng cấp của mình ở hạng 62kg nữ khu vực Đông Nam Á khi đóng góp cho đoàn thể thao Việt Nam 1 HCV nội dung vật tự do. Cô gái quê ở xứ Sịa - Quảng Điền nơi có hội vật Thủ Lễ đầu xuân cũng là VĐV vật đầu tiên mang HCV SEA Games cho thể thao Thừa Thiên Huế...

Chờ đợi niềm vui

SEA Games 31 đang đến gần, với tư cách là nước chủ nhà, thể thao Việt Nam sẽ đặt chỉ tiêu dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương. Theo thông tin từ ông Bùi Thanh Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao: “SEA Games 31 này, thể thao Thừa Thiên Huế sẽ góp mặt 4 VĐV nữ là Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Mỹ Trang ở môn vật, Dương Thị Quỳnh Như ở môn Judo và Nguyễn Thị Thanh Nhi ở môn bắn cung. Ngoài ra, còn có sự góp mặt  HLV Chu Minh Tuấn ở môn Jujitsu và cầu thủ bóng đá Hồ Thanh Minh cũng có nhiều hy vọng được chọn vào đội tuyển U23 quốc gia...”

Cũng như các kỳ SEA Games trước, lần này thể thao xứ Huế lại đặt niềm hy vọng vào những cô gái. Trong 4 VĐV nữ tham gia thi đấu tại SEA Games 31, thì đô vật Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và VĐV môn Judo Dương Thị Quỳnh Như đã từng góp mặt tại SEA Games lần trước và đều để lại dấu ấn với 1 HCV của Mỹ Hạnh và 1 HCĐ của Quỳnh Như. Hai VĐV tân binh còn lại là Mỹ Trang (em gái của Mỹ Hạnh) và Thanh Nhi tuy lần đầu góp mặt ở sân chơi thể thao lớn của khu vực nhưng cũng tràn đầy hy vọng sẽ giành huy chương.

Tại giải vô địch cung thủ xuất sắc quốc gia đầu tháng 3 vừa qua tổ chức ở Huế, Thanh Nhi đã ghi tên mình vào lịch sử bắn cung của thể thao Việt Nam khi trở thành VĐV đầu tiên giành được 5 HCV, 1 HCB cá nhân tại một giải đấu cấp quốc gia. Thành tích nổi bật của Thanh Nhi cho thấy cô sẽ là niềm hy vọng lớn cho môn bắn cung của Việt Nam lần này. Còn với đô vật Nguyễn Thị Mỹ Trang, theo nhận xét của HLV đội tuyển vật Đinh Văn Kiên: “Hạnh mạnh về đòn tấn công, xốc vác, thắng là thắng luôn. Trang phòng ngự trội hơn, đánh kiểu cù nhầy. Cả 2 em đều là những “báu vật” của thể thao Huế...”. Những thông số kỹ thuật cho thấy Mỹ Trang cũng là một đô vật mạnh như chị của mình.

Xét về trình độ chuyên môn và phong độ gần đây của 4 cô gái thì cả 4 cái tên Hạnh, Trang, Như, Nhi đều được đặt niềm hy vọng sẽ giành HCV tại SEA Games lần này. Hơn thế, với truyền thống phái đẹp lĩnh ấn tiên phong giành HCV SEA Games của thể thao trong suốt hơn 2 thập kỷ qua, một lần nữa, thể thao Thừa Thiên Huế chờ đợi một mùa gặt huy chương mới từ các “Cô gái vàng”...

PHI TÂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

230 tay vợt dự giải bóng bàn các câu lạc bộ thị xã Hương Thủy mở rộng

Trong 2 ngày (14-15/12), Trung tâm Văn hoá Thông tin & Thể thao thị xã Hương Thủy phối hợp với Cảng hàng không quốc tế Phú Bài tổ chức giải bóng bàn các câu lạc bộ (CLB) Hương Thủy mở rộng năm 2024. Giải thu hút 230 tay vợt của 32 CLB trên địa bàn thị xã, toàn tỉnh và các CLB đến từ Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Hưng Yên, tham gia tranh tài.

230 tay vợt dự giải bóng bàn các câu lạc bộ thị xã Hương Thủy mở rộng
Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá

Ngày 15/10, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh mục tiêu thể thao Việt Nam đạt vị trí tốp ba Đông Nam Á, tốp 20 châu Á, có huy chương tại Olympic và Paralympic. Theo các chuyên gia, hầu hết các mục tiêu đề ra phù hợp với thực lực của thể thao nước ta, nhưng cần sớm có điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, nhất là về kinh phí trong việc huy động nguồn lực đầu tư.

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá
Bắn cung & chu kỳ “thịnh - suy”

Giai đoạn 2018 - 2023, bắn cung Huế được xem là “hiện tượng” khi nhiều lần đăng quang ở các giải đấu danh giá cấp quốc gia, khu vực và châu lục. Nhưng hiện tại, bắn cung Huế đang đối diện nguy cơ thoái trào.

Bắn cung  chu kỳ “thịnh - suy”
Return to top