Thể thao quốc tế

Kỳ vọng vào Hàn Quốc

ClockThứ Hai, 28/11/2022 09:01
TTH.VN - Các đội bóng châu Á đã làm cho trật tự của bóng đá thế giới dường như bị đảo lộn, ít nhất là tại World Cup 2022. Tối nay (28/11), người hâm mộ châu Á mong chờ một chiến thắng của Hàn Quốc trước Ghana để thiết lập cột mốc mới cho bóng đá châu lục.

Chung kết sớm, “xe tăng” Đức không còn đường lùiKhi Messi và những ngôi sao tỏa sángDấu ấn Việt tại World Cup 2022

Nhật Bản ép sân nhưng tấn công kém hiệu quả, trong khi Costa Rica chỉ cần một cú dứt điểm trúng đích để ghi bàn. Ảnh: Internet

Tối qua (27/11), đội tuyển Nhật Bản để thua đáng tiếc 0-1 trước Costa Rica và lỡ cơ hội giành tấm vé sớm vào vòng loại trực tiếp. Đáng lo hơn, “Samurai xanh” còn đối mặt nguy cơ bị loại từ vòng bảng bởi ở trận cuối phải gặp Tây Ban Nha.

Công bằng mà nói, đại diện châu Á đã chơi áp đảo trong hiệp 2. Đội tuyển Nhật Bản liên tục tạo ra sóng gió về phía khung thành Keylor Navas. Tuy nhiên, khác với trận thắng Đức, Nhật Bản ở trận này thiếu hẳn sự sắc sảo để biến cơ hội thành bàn thắng. Tấn công ồ ạt nhưng không thể ghi bàn, từ sai lầm hàng thủ, Nhật Bản nhận đòn “hồi mã thương” của Costa Rica ở phút 81.

Trận thua của Nhật Bản như dội một “gáo nước lạnh” vào niềm tin của người hâm mộ. Bởi lẽ, đây là kỳ World cup các đại diện châu Á nỗ lực chứng minh rằng họ không phải là “kẻ lót đường”.

World Cup 2022 có sự góp mặt 6 thành viên thuộc Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC). Ngoài chủ nhà Qatar, 5 đội tuyển còn lại gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Iran, Saudi Arabia và Australia những ngày qua đã cho thấy họ đến với sân chơi bóng đá lớn nhất hành tinh bằng khát khao chiến thắng.

Bất ngờ đầu tiên ở Qatar phải kể đến chính là chiến thắng ngược dòng vô cùng ấn tượng của Saudi Arabia trước Argentina - đội bóng vừa giành chức vô địch Copa America và đến World Cup với tâm thế tranh đua ngôi vương. Trước Lionel Messi cùng dàn hảo thủ toàn là những cái tên lừng lẫy, các cầu thủ gần như vô danh của Saudi Arabia đã tạo ra cú sốc lớn nhất tại World Cup khi giành chiến thắng ngược dòng 2-1.

Khi mà thế giới vẫn chưa tin Saudi Arabia làm cho Argentina phải ôm hận, thì chỉ hơn một ngày sau đó, đến lượt đội tuyển Đức cũng ngã ngựa trước một đội bóng châu Á khác là Nhật Bản. Cách “cỗ xe tăng” Đức thua trước Nhật Bản có một kịch bản gần y hệt Argentina. Họ mở tỷ số trước nhờ được hưởng phạt đền ở hiệp một, nhưng bị đối thủ lội ngược dòng giành chiến thắng khi để thủng lưới hai bàn trong hiệp hai.

Tiền vệ Hàn Quốc Lee Jae-sung (trái) khéo léo đi bóng trước Rodrigo Bentancur của Uruguay. Ảnh: AFP/TTXVN

Hàn Quốc không có may mắn dành trọn 3 điểm trước Uruguay. Thế nhưng, trước một đội bóng không bị đánh giá tầm thường, thậm chí là nhỉnh hơn như Uruguay, Son Heung-min cùng các đồng đội ở Hàn Quốc vẫn buộc đối thủ chia điểm.

Có thể nói, ngoài chủ nhà Qatar thì các đội tuyển ở châu Á đến với World cup 2022 đã tạo được “cơn địa chấn”. Trong khi Saudi Arabia, Nhật Bản buộc các “ông lớn” phải cúi đầu thì Iran cũng đã hạ gục đội tuyển Xứ Wales với tỷ số 2-0. Khác với một Iran “run rẩy” trước tuyển Anh, đại diện châu Á đã lột xác hoàn toàn khi gặp Xứ Wales ở lượt trận thứ hai, tạo ra một thế trận lấn lướt để rồi kết liễu đối thủ bằng hai bàn thắng trong vòng 4 phút từ 90+8 và 90+11 ở lượt trận thứ 2 bảng B, qua đó giúp châu Á có chiến thắng thứ 3 ở World cup 2022.

Đến lượt Australia, dù có trận mở màn không thành công khi để thua nhà đương kim vô địch Pháp 1-4, nhưng ở trận đấu đó, chính Australia là đội mở tỷ số ngay từ phút thứ 9. Hai hôm trước (26/11), đại diện của châu Á đã có chiến thắng 1-0 trước Tunisia và đó cũng là chiến thắng thứ 4 của một đội bóng thuộc AFC, chạm tới kỷ lục đã được thiết lập trước đó tại vòng loại của các kỳ World Cup 2002, 2010 và 2018.

Giữa lúc niềm hưng phấn của người hâm mộ châu Á lên cao nhất thì “Samurai xanh” lại cắt mạch cảm xúc của người yêu bóng đá châu Á. Tuy nhiên, kỳ vọng sẽ lại đặt lên vai đội bóng xứ kim chi vào tối nay. Không tính Qatar, 4/5 đội bóng còn lại của châu Á đều đã ghi bàn và giành được chiến thắng, ngoại trừ Hàn Quốc và đó cũng là dấu hỏi lớn, đòi hỏi Son Heung-min cùng các đồng đội phải trả lời.

Cổ động viên Hàn Quốc và cả người hâm mộ châu Á mong chờ Hàn Quốc sẽ chiến thắng Ghana ở World Cup 2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Sau khi cầm hòa không bàn thắng trước Uruguay trong trận ra quân đầy kịch tính, Hàn Quốc sẽ tiếp Ghana trong thế trận buộc phải thắng nếu muốn tiến xa hơn tại World Cup 2022. Trận đấu diễn ra trong khuôn khổ bảng H giữa đội tuyển Hàn Quốc và Ghana diễn ra lúc 20 giờ tối nay trên sân vận động Education City ở thành phố Al Rayyan, phía Tây thủ đô Doha của Qatar. Đây cũng là địa điểm mà Hàn Quốc đã thành công trong nỗ lực phòng thủ để ngăn chặn những cầu thủ có lối chơi mạnh mẽ như Luis Suarez và Darwin Nunez của Uruguay.

Trước một Bồ Đào Nha được đánh giá là mạnh nhất bảng H ở lượt trận cuối cùng của vòng bảng, Hàn Quốc ở vào thế phải đánh bại Ghana nếu muốn giành vé vào vòng loại trực tiếp. Sẽ là tin cực vui cho người hâm mộ bóng đá châu Á khi lần này Hàn Quốc “nổ súng” và dành trọn 3 điểm.

Lịch thi đấu một số trận vào chiều tối 28/11, rạng sáng 29/11:

Cameroon - Serbia (bảng G, 17 giờ); Hàn Quốc - Ghana (bảng H, 20 giờ); Brazil - Thuỵ Sĩ (bảng G, 23 giờ); Bồ Đào Nha - Uruguay (bảng H, 2 giờ ngày 29/11).


HỮU PHÚC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Return to top