Thể thao trong nước

Người sáng lập Hầu quyền đạo đất Cố đô

ClockChủ Nhật, 04/12/2016 06:24
TTH - Trong các môn phái võ cổ truyền ở Huế, Hầu quyền đạo tuy ra đời muộn nhưng lại có nhiều nét độc đáo riêng. Người sáng lập Hồng phái Hầu quyền đạo (Hầu quyền đạo) là võ sư Hoàng Thành - một võ sư gốc Huế hiện đang sinh sống và làm việc tại Đồng Nai.

“Độc cô cầu bại”

Ông Thành sinh năm 1956, từ nhỏ đã rất nổi tiếng với tài võ của mình. Theo lời võ sư Nguyễn Văn Nhân, một người bạn của ông thì trong làng võ thuật của Huế, võ sư Thành được mệnh danh là “độc cô cầu bại”. Ngoài ra, võ sư Hoàng Thành không chỉ là người sáng lập ra Hầu quyền đạo mà còn là một võ sư Karatedo nổi tiếng ở Đồng Nai.

Ngoài Hầu quyền, võ sư Hoàng Thành còn là cao thủ Karatedo

Trước năm 1975, tại Hong Kong (Trung Quốc) có một môn phái chuyên sử dụng Hầu quyền là Đại thánh bát quái môn. Môn phái này có chi nhánh ở Chợ Lớn (Tp. Hồ Chí Minh) do cố võ sư Trần Lâm chấp chưởng, sau đó ông truyền lại cho con là võ sư Trần Cẩu hiện vẫn đang còn sống ở Tp. Hồ Chí Minh… Có thể nói đây là môn phái Hầu quyền xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam.

Riêng ở Huế, năm 1977, giới võ thuật Cố đô có dịp xôn xao khi xuất hiện võ phái mới do một võ sư mới bước qua tuổi 20 sáng lập. Và khoảng 3 năm sau cũng là thời điểm Hồng phái Hầu quyền đạo phát triển mạnh mẽ dưới bàn tay của võ sư Hoàng Thành.

Võ sư Tôn Thất Bình, một trong những đệ tử đầu tiên của võ sư Hoàng Thành kể: “Khi nghe võ sư Thành mở lò dạy võ, mấy anh em chúng tôi (đều là những cao đồ của các môn phái võ cổ truyền khác) đến xem thực hư một người còn trẻ như vậy đã đủ bản lĩnh đứng ra thành lập một môn phái mới. Tới nơi, thấy võ sư Thành đang dạy võ, chúng tôi muốn thử tài, võ sư Thành cười và nói: “Tôi đi mấy đường quyền, ai phá được thì tôi dẹp luôn lò võ này”. Thực sự là hôm đó không ai phá được mấy đường quyền quá độc của võ sư Thành. Tôi về nhà suy nghĩ mấy hôm, sau đó quyết định đến bái sư, xin được học Hầu quyền đạo…”.

“Học võ để cường thân”

Gặp võ sư Hoàng Thành trong dịp ông ra thăm quê mới đây, khi hỏi về giai thoại trong một lần ngao du lên vùng núi Bình Điền đã được một cao nhân bí ẩn nào đó truyền dạy các bài quyền mà sau này ông đã phát triển để thành lập môn phái Hầu quyền đạo… Tiếc là võ sư Hoàng Thành chỉ cười, và giai thoại đó vẫn đang là giai thoại.

Như đã đề cập ở phần mở đầu, cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, Hồng phái Hầu quyền đạo Việt Nam (Hầu quyền đạo) ra đời ở Huế với các bài tập như: Tứ vương hầu, Hầu vương quyền, Hầu khỉ công, Bát quái di ảnh hầu, Thập nhị ma vương hầu và cao nhất là Hầu hoa quyền. Đây là các bài tập từ thấp đến cao, từ dễ đến khó của Hầu quyền đạo. Các bài Bát quái di ảnh hầu, Thập nhị ma vương hầu mang tính biến hóa điều khiển được thân ý và đánh lừa đối phương vào mê hồn trận. Đặc biệt, Hầu hoa quyền là bài tập cao nhất của Hầu quyền đạo không chỉ hoa mỹ mà còn là một bài tập khí công thượng thặng, đóng vai trò rất lớn trong dưỡng sinh.

Hầu quyền đạo đòi hỏi người tập phải tuân thủ theo nguyên tắc: cong gối, co tay, nhảy trên ức bàn chân. Một đặc điểm nữa của Hầu quyền đạo là các thế tấn công thường nhằm đánh chỗ hiểm của đối phương với nguyên lý dĩ nhu thắng cương, thường kết hợp né tránh linh hoạt và tấn công hiểm hóc. Chiêu thức trong Hầu quyền thường nhắm vào các yếu huyệt của đối phương như Mi Tâm, Thái Dương, Đan Điền, Tâm Hoa… khiến Hầu quyền đạo trở thành một trong những bộ môn quyền thuật ác hiểm nhất.

“Cũng từ sự nguy hiểm đó nên nguyên tắc tối thượng mà bất cứ một võ sinh nào của môn phái Hầu quyền đạo cũng phải thuộc nằm lòng là: “Học võ để cường thân chứ không phải học võ để xâm hại cơ thể người khác”, võ sư Hoàng Thành khẳng định.

Do đặc trưng riêng của môn phái nên tôi cũng xác định phát triển Hầu quyền đạo ở một số chùa chiền và chủ yếu áp dụng những tính năng của Hầu quyền để dưỡng sinh, tăng cường sức khỏe. Ở Huế, các võ sư trong môn phái như Nguyễn Văn Anh, Tôn Thất Bình đều đồng ý với quan điểm của tôi là phát triển Hầu quyền đạo thiên về chức năng dưỡng sinh, võ sư Hoàng Thành chia sẻ.

Trong võ thuật cổ truyền Việt Nam, có 10 con vật được lấy làm hình tượng để triển khai các bài quyền: Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc, Sư, Tượng, Mã, Hầu, Điêu. Ứng với các con vật này thường có các bài quyền như Ô Long quyền, Bạch Hổ quyền, Xà quyền, Ưng (Điêu) quyền, Hầu quyền… Riêng về bài Hầu quyền thì hầu như môn phái nào cũng có, ví như: Hầu quyền Bình Định, Hầu quyền Thiếu Lâm, Hầu quyền Vovinam… Ngoài bài Hầu quyền còn có bài Hầu túy quyền.

Bài, ảnh: THANH PHI

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top