Thể thao trong nước
Ngày hội xe đạp thể thao đường trường quốc tế Coupe de Hue và Cuộc thi Hue – bán marathon 2018:

Ông Nguyễn Trung Trực: “Sự kiện này là của chúng ta và bạn bè quốc tế”

ClockThứ Ba, 21/08/2018 21:38
TTH.VN - Từ 25-26/8 & 2/9, tại Huế diễn ra Ngày hội xe đạp thể thao đường trường quốc tế Coupe de Hue và Cuộc thi Hue – bán marathon 2018 cùng một số hoạt động bên lề, như: trình diễn mô tô Harley Davison, vespa cổ, dọn rác trên sông Hương. Đây không phải là sự kiện thể thao đơn thuần mà mong muốn của những người tổ chức còn hơn thế. Thừa Thiên Huế Online đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trung Trực, GĐ Chương trình, người được xem là “Tổng chỉ huy” cho sự kiện thể thao quốc tế này.

Huế sôi động với nhiều sự kiện thể thao quốc tế

Ông có thể chia sẻ lý do tổ chức sự kiện này tại Huế?

Ông Nguyễn Trung Trực

Ý tưởng này là của anh Nguyễn Đức Minh Tuệ - Chủ tịch HĐQT Cty Đường mòn Đông Dương và tôi. Sau khi nãy ra ý tưởng, chúng tôi cùng bàn bạc để đi đến thống nhất thực hiện sự kiện này ở Huế.

Một phần vì chúng tôi yêu Huế, gắn bó với Huế và thấy Huế an toàn theo đúng nghĩa đen. Sa Pa đẹp chứ, nên thơ chứ, nhưng đèo dốc quanh co, tổ chức thi marathon, đua xe đạp rất nguy hiểm. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh lại người đông, đường sá chật chội, không khí ô nhiễm... Còn ở Huế, không khí trong lành, nhiều cảnh đẹp liên tiếp, trải dài từ sông, núi, đầm phá, biển, kinh thành... Thử hỏi có nơi nào được như Huế.

Chúng tôi nghĩ Huế bây giờ đang cần một hình ảnh khác. Và thể thao là điều chúng tôi chọn lựa. Tuy nhiên, sự kiện này có sự khác biệt, không đơn thuần là thể thao mà từ thể thao, chúng tôi muốn đưa thêm nhiều thông điệp về văn hóa, kinh tế, du lịch, ẩm thực của xứ Huế đến với bạn bè trong nước, quốc tế.

Cụ thể của sự khác biệt này là gì, thưa ông?

Các giải thể thao khác đa phần là thi thố thành tích, còn ở sự kiện này, mục đích là qua những vòng đua, những bước chạy, VĐV còn có thể tiếp cận nhiều hơn, sâu hơn về cảnh sắc, con người xứ Huế. Huế không có điều kiện kinh tế như một vài nơi nhưng lại rất giàu về văn hóa, cảnh quan, di tích... Trong khi Huế đã và đang đi tìm bài toán giữ chân du khách, nhất là khách quốc tế thì hoạt động này chính là nền tảng để góp phần giải bài toán ấy. Bởi khi tham gia sự kiện, đi theo VĐV còn là vợ, là chồng, là con, người thân, bạn bè... Và cũng không phải tự nhiên mà trong sự kiện đua xe đạp, đua thuyền SUP có nội dung dành cho gia đình, trẻ em. Nghĩa là như một ngày hội thể thao gia đình.

Riêng Ngày hội xe đạp thể thao đường trường quốc tế Coup de Hue 2018, với 4 chặng đua có tổng lộ trình 138km đúng là chúng tôi hơi “tham”, bởi không phải những người tham dự đều là VĐV chuyên nghiệp. Thật ra trước đây, tôi và anh Nguyễn Đức Minh Tuệ, anh Phan Tiến Dũng – GĐ Sở Văn hóa & Thể thao bàn có nên rút ngắn phân nữa lộ trình hay không. Nhưng tính tới tính lui thấy không ổn, vì những chặng VĐV ngang qua đều là những điểm đến tuyệt vời, như: Lăng Minh Mạng, lăng Khải Định, điện Hòn Chén, cầu ngói Thanh Toàn, cầu Trường Hà, biển Thuận An, phá Tam Giang... nếu bỏ đi, khác nào như ta đang xem một cuốn sách hay lại bị mất đi nữa nội dung.

Phá Tam Giang - một trong những địa điểm đoàn đua ngang qua

Trong chuỗi sự kiện này còn có trẻ em dọn rác trên sông Hương bằng thuyền SUP sau cuộc đua. Đây là một hoạt động rất ý nghĩa trong việc giúp Huế sạch đẹp hơn. Nhưng liệu hoạt động này có bền và hiệu quả hay chỉ nhất thời?

Trong những lần đi dạo dọc sông Hương, dưới cầu Trường Tiền, tôi hơi buồn vì rác vẫn nhiều nên từ đó nảy sinh ý tưởng lồng ghép hoạt động này vào sự kiện nói trên. Khi trình bày ý tưởng, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh rất hoan nghênh và đồng ý tham gia cùng tình VĐV, tình nguyện viên. Tuy nhiên, ông Phan Ngọc Thọ cũng lưu ý với chúng tôi là phải hướng hoạt động này trở nên lâu dài, hiệu quả, cũng như từng bước trở thành thói quen, trở thành văn hóa của người Huế.

Cũng từ lưu ý của Chủ tịch UBND tỉnh, bên cạnh phối hợp với một số tập đoàn, công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, chúng tôi dự định “kéo” Phan Trung Minh Tuệ - GĐ Chương trình Việt Nam sạch và xanh (có 4.000 thành viên) – cũng là một người Huế để đồng hành cùng sự kiện này ở những lần tổ chức tiếp theo.

Sau cuộc đua thuyền SUP là hoạt động tham gia thu gom rác trên sông Hương với sự tham gia của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ

Là lần đầu tiên tổ chức sự kiện thể thao tại Huế, ông có gặp phải những trở ngại nào không?

Ý tưởng về sự kiện này đã có cách đây 1 năm. Nhưng thời gian để bắt tay vào việc chỉ trong vòng 2 tháng. Thời gian hạn hẹp nên chúng tôi không thể kết nối với nhiều VĐV nước ngoài ở nước ngoài tham dự. Hiện trong số 150 VĐV/1.700 VĐV tham dự phần đông là người nước ngoài ở Việt Nam, trong đó có cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam – ngài Ted Osius. Cũng xin nói thêm, ngài Ted Osius không phải chúng tôi mời, mà chính ngài tự động đăng ký, tham gia với tư cách là một VĐV.

Một trở ngại nhỏ nữa là ở một số điểm đoàn đua ngang qua rác vẫn còn chất đống và đường sá chưa hoàn thiện. Phần đường sá thì tôi bó tay (cười...), nhưng về rác thải, cận kề ngày khai mạc tôi sẽ thực địa một lần nữa và phối hợp với các địa phương để có phương án khắc phục.

Nhưng nói mỗi trở ngại là không đủ. Thuận lợi lớn nhất của chúng tôi là được sự ủng hộ nhiệt tâm của lãnh đạo tỉnh và đã kêu gọi được nhiều nhà tài trợ trên địa bàn Huế chung tay.

Mong muốn của ông và thông điệp của sự kiện này là gì?

Như đã nói, do là lần đầu tiên tổ chức nên chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Vì vậy, tôi và anh Tuệ luôn muốn lắng nghe những phản hồi từ công chúng, từ người tham gia và truyền thông để làm tốt hơn cho những lần tiếp theo.

Ngoài ra, ở lần tổ chức thứ 2, ngoài mong muốn có nhiều VĐV nước ngoài hơn đến Huế tham dự sự kiện này, chúng tôi cũng dự tính mời một vài quan chức cấp cao của UCI (Liên đoàn xe đạp quốc tế) cũng như những cua-rơ nổi tiếng thế giới tham dự. Những nhân vật này, người theo dõi facebook của họ phải tính đến con số hàng triệu. Và chỉ cần họ đăng trên facebook rằng sẽ tham dự sự kiện này tại Huế thì cơ hội quảng bá Huế đến với khách quốc tế càng lan tỏa.

Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh, Ngày hội xe đạp thể thao đường trường quốc tế Coupe de Hue và Cuộc thi Hue – bán marathon không phải của chúng tôi mà là của chúng ta. Của tất cả người Huế, của người Việt Nam và của bạn bè quốc tế - những đại sứ tốt nhất để quảng bá cho văn hóa, du lịch Huế, cho Việt Nam.

Cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Hàn Đăng (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
“Nhìn vô trong Huế...”

Thuở ấu thơ, trẻ con làng tôi đứa mô cũng có một niềm ao ước đó là được đi Huế chơi ít nhất là một lần. Đình làng Đại Lộc quê tôi có một lùm mù u rậm rạp và là chốn để chúng tôi leo trèo và hát những câu nghêu ngao vào những buổi chiều hè: “Trèo lên cây mù u nhìn vô trong Huế...”. Rồi những đêm không trăng, trời đầy sao, lũ trẻ con làng chúng tôi nhìn về phía xa xôi, nơi có một quầng sáng phía chân trời và nói với nhau rằng, đó là Huế. Hồi đó, làng tôi có một chuyến đò đi Huế hàng ngày xuất phát ở bến đò Đồng Dạ, nơi con sông Ô Lâu bắt đầu chảy qua làng tôi. Nhưng phải có công chuyện chi quan trọng thì nông dân làng tôi mới đi Huế, còn trẻ con như chúng tôi thì rất khó để được đi.

“Nhìn vô trong Huế  ”
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Return to top