Thể thao trong nước

Vịnh Lăng Cô sôi động với lễ hội đua thuyền truyền thống

ClockThứ Tư, 21/02/2018 16:57
TTH.VN - Sáng mùng 6 Tết, người dân làng An Cư Đông, thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc) và khách thập phương lại đổ về vịnh Lăng Cô để tham gia lễ hội cầu ngư và đua thuyền truyền thống.

Về Thủ Lễ xem hội vật đầu năm

Các đội đua tranh tài tại lễ hội đua thuyền truyền thống ở vịnh Lăng Cô (Ảnh: Đăng Trung)

An Cư Đông là làng chài có truyền thống lâu đời ở Lăng Cô, người dân quanh năm gắn liền với nghề sông nước. Lễ hội đua thuyền có truyền thống hơn 300 năm, gắn bó với đời sống sinh hoạt của ngư dân và trở thành nét đẹp văn hóa của ngôi làng ven biển.

Theo truyền thống, lễ hội đua thuyền có 3 giải: giải xụa, giải cầu mùa và giải chính thức; trong đó, giải xụa mang tính giao lưu, thăm dò đối thủ; giải cầu mùa báo hiệu một năm “khai sơn, hạ thủy”, mùa mở cửa biển mới bắt đầu; giải chính thức quan trọng nhất, nếu đội nào giành chiến thắng sẽ gặp nhiều may mắn trong cả năm, đánh bắt được nhiều thủy hải sản, nuôi trồng thắng lợi.

Cũng như mọi năm, tham gia thi đấu có 5 đội đua là các ban trong làng. Mỗi thuyền có 18 VĐV gồm  những thanh niên, trai tráng nhất trong làng. Tổng chiều dài đường đua mà các đội đua phải vượt qua là gần 6km, từ đầm Lập An đến cửa biển Lăng Cô.

Việc tổ chức lễ hội vừa thể hiện không khí vui xuân của địa phương, vừa xây dựng tinh thần đoàn kết giữa người dân. Lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của ngư dân, mà còn làm phong phú thêm các loại hình lễ hội truyền thống, góp phần thu hút khách du lịch đến với Lăng Cô.

Kết thúc giải đua chính thức, đội Ban 4 giành giải Nhất; đội Ban 5 và Ban 1 giành giải Nhì và Ban 2 giành giải Ba.

Lễ hội đua thuyền ở xã Lộc Vĩnh (Ảnh: Công Minh)

Cũng trong ngày mùng 6 Tết còn diễn ra lễ hội đua thuyền tại xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc). Lễ hội năm nay thu hút khá đông người dân địa phương và các vùng lân cận đến tham gia, cổ vũ. Tham gia đua gồm 4 đội: thôn Cảnh Dương, Bình An 1, Bình An 2 và Phú Hả. Sau nghi thức cầu nguyện cho lễ hội là hồi trống khai cuộc, các đội đua đã cùng nhau thi tài, cùng trãi qua 3 giải: giải cúng, giải tiền và giải phá. Mỗi đội đua có 13 vận động viên là các trai tráng khỏe mạnh trong địa phương.

Tin: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tìm giải pháp bảo tồn lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu

UBND huyện Nam Đông và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan sẽ khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin về lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông. Điều này làm cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ, toàn diện một quy trình nghi lễ bỏ mả truyền thống cho công tác phục hồi, bảo tồn phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu.

Tìm giải pháp bảo tồn lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu
Khám phá lễ hội tôn vinh sự sáng tạo của các nghệ sĩ khuyết tật ở Anh

Khi các kỹ năng và thế mạnh của các vận động viên khuyết tật đang tiếp tục gây ấn tượng tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paris (Paralympic Paris), thì tại thủ đô London của Anh cũng đang diễn ra lễ hội nghệ thuật giới thiệu tài năng và sự độc đáo của các nghệ sĩ khuyết tật.

Khám phá lễ hội tôn vinh sự sáng tạo của các nghệ sĩ khuyết tật ở Anh
Quảng trường văn hóa, thể thao đưa vào hoạt động trong năm 2025

Khuôn viên Trung tâm Thể thao Thừa Thiên Huế đang được cải tạo, chỉnh trang trở thành Quảng trường Văn hóa thể thao Thừa Thiên Huế, nơi sẽ diễn ra các hoạt động, sự kiện văn hóa, lễ hội và thể thao xứng tầm quốc tế. Quảng trường này một khi đi vào hoạt động sẽ tạo diện mạo mới cho đô thị Huế cũng như nhu cầu thụ hưởng văn hóa thể thao của người dân.

Quảng trường văn hóa, thể thao đưa vào hoạt động trong năm 2025
Khai hội điện Huệ Nam

Lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) vừa chính thức bắt đầu vào ngày 11/8 tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng, TP. Huế).

Khai hội điện Huệ Nam
Return to top