Thể thao

Tuyển nữ Việt Nam chia tay 6 cầu thủ trước ngày lên đường dự SEA Games

ClockChủ Nhật, 30/04/2023 09:55
Sáu cầu thủ phải chia tay với đội tuyển là Đào Thị Kiều Oanh, Đoàn Thị Ngọc Phượng, Hồ Thị Thanh Thảo, Trần Thị Thu Xuân, Nguyễn Thị Trúc Hương, Cù Thị Huỳnh Như.

SEA Games 2023 và mục tiêu lọt vào top 3 của thể thao Việt NamXác nhận 37 bộ môn với 586 nội dung tranh tài tại SEA Games 32SEA Games 32: Thủ đô Phnom Penh đã sẵn sàng khai cuộc

leftcenterrightdel
 Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ sang Campuchia chuẩn bị dự SEA Games 32 với 21 cầu thủ

Tối 29/4, sau khi hội ý cùng các trợ lý, huấn luyện viên Mai Đức Chung quyết định sẽ đưa 21 cầu thủ sang Campuchia để bước vào hành trình tại SEA Games 32.

Sáu cầu thủ phải chia tay với đội tuyển Việt Nam là thủ môn Đào Thị Kiều Oanh, thủ môn Đoàn Thị Ngọc Phượng, hậu vệ Hồ Thị Thanh Thảo, tiền vệ Trần Thị Thu Xuân, tiền vệ Nguyễn Thị Trúc Hương, hậu vệ Cù Thị Huỳnh Như.

Đây đều là các cầu thủ được ban huấn luyện lựa chọn và đào tạo hướng đến các mục tiêu xa hơn của bóng đá nữ Việt Nam, tạo ra nền tảng cho lớp kế cận.

Vì thế, dù không tham gia thi đấu tại SEA Games 32, nhưng huấn luyện viên Mai Đức Chung cũng yêu cầu các cầu thủ này tiếp tục duy trì việc tập luyện khi trở về địa phương và sẵn sàng cho các giai đoạn sắp tới.

Ngoài ra, một số cầu thủ trẻ có phong độ phù hợp với giải đấu sắp tới cũng được huấn luyện viên Mai Đức Chung tạo điều kiện cọ xát tại giải đấu khu vực.

Chia sẻ về điều này, huấn luyện viên trưởng đội tuyển nữ Việt Nam cho biết: "Tiêu chí khi quyết định danh sách là ưu tiên các cầu thủ thực hiện tốt trong đợt tập huấn vừa qua và vòng loại thứ nhất Olympic 2024 tại Nepal trước đó, đảm bảo được yêu cầu của ban huấn luyện đề ra. Có những vận động viên rất trẻ nhưng đã bắt nhịp được tốt thì chúng tôi sẵn sàng đưa vào danh sách thi đấu."

Danh sách chính thức 20 cầu thủ tham dự SEA Games 32 sẽ được Ban huấn luyện quyết định trước cuộc họp kỹ thuật của giải đấu vào ngày 2/5.

Theo kế hoạch, sáng 30/4, huấn luyện viên Mai Đức Chung và các học trò sẽ di chuyển sớm từ Trung tâm huấn luyện J-Green tới sân bay quốc tế Kansai, kết thúc chuyến tập huấn kéo dài hai tuần tại đây để bắt đầu hành trình bảo vệ chức vô địch bóng đá nữ SEA Games 32.

Tại SEA Games 32, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam ra quân gặp Malaysia lúc 16h00 ngày 3/5. Lần gần nhất gặp Malaysia ở sân chơi SEA Games, tuyển Việt Nam đã thắng đối thủ 5 bàn không gỡ.

Lượt trận thứ hai, đội tuyển nữ Việt Nam sẽ đấu với Myanmar lúc 16h00 ngày 6/5. Đây là đối thủ khó chịu với Huỳnh Như cùng đồng đội. 4 trận gần nhất đối đầu, đội tuyển nữ Việt Nam thắng 2, hòa 1, thua 1.

Myanmar từng thua Việt Nam 0-1 ở bán kết SEA Games 31 nhưng tại AFF Cup 2022, họ thắng thầy trò huấn luyện viên Mai Đức Chung 4-3 ở trận tranh hạng ba.

Trận cuối vòng bảng, đội tuyển Việt Nam gặp Philippines (16h00 ngày 9/5). Philippines đã thắng Việt Nam với tỷ số 4-0 tại bán kết AFF Cup 2022, đồng thời cũng có vé dự World Cup 2023.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua

NDO - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top