ClockThứ Ba, 04/08/2015 07:19

Thi đua - động lực của phát triển

TTH - “Phong trào thi đua yêu nước ở Thừa Thiên Huế đã và đang đi vào cuộc sống, là nguồn lực nội sinh tạo nên sức mạnh tổng hợp, là động lực phát triển kinh tế - xã hội”- ông Đinh Khắc Đính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh đã khẳng định như vậy và cho biết thêm:

Nhìn lại 5 năm, diện mạo tỉnh nhà có những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt gần 9%/năm (cao hơn mức bình quân chung cả nước và tương đương với mức bình quân của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng khai thác lợi thế tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trên quê hương ngày càng được đẩy mạnh. Văn hoá - xã hội có nhiều khởi khắc. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững, tạo môi trường ổn định và tin tưởng cho hoạt động kinh tế, văn hóa và du lịch. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và Mặt trận có nhiều tiến bộ. Phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ không ngừng được đổi mới, sâu sát hơn với cơ sở.

Ông Đinh Khắc Đính
Với sự nỗ lực phấn đấu và thành tích đạt được trong 5 năm qua, nhiều tập thể và cá nhân đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ tặng thưởng danh hiệu như huân, huy chương cao quý, cờ và bằng khen của Chính phủ. Đặc biệt, Trường đại học Y Dược Huế và Giáo sư - Tiến sĩ Bùi Đức Phú, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới” UBND tỉnh đã công nhận danh hiệu thi đua, khen thưởng cho hàng nghìn tập thể, cá nhân trong và ngoài tỉnh.
 Có ý kiến cho rằng, phong trào thi đua ở một số cơ quan, đơn vị vẫn còn nặng hình thức, chưa đi sâu vào thực chất, ý kiến của ông về vấn đề này?
Phong trào thi đua tuy đã có những chuyển biến tích cực, có nhiều đổi mới và đạt kết quả tốt, song cũng còn nhiều tồn tại, yếu kém, chưa kịp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cụ thể là công tác chỉ đạo của một số ngành, địa phương, đơn vị đối với phong trào thi đua chưa được quan tâm coi trọng đúng mức, dẫn đến việc triển khai thực hiện còn chậm. Chưa chú trọng sơ, tổng kết để kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân điển hình. Phong trào thi đua ở một số đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện chưa sâu rộng, hình thức thi đua chưa thật sự phong phú và đa dạng, xây dựng nội dung thi đua còn chung chung, chỉ tiêu thi đua chưa sát với thực tiễn, thiếu tiêu chí cụ thể. Công tác xây dựng, tuyên truyền và nhân rộng điển hình tiên tiến tuy được quan tâm, song trên thực tế còn lúng túng trong quá trình thực hiện, nên chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó, phong trào thi đua trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH có được phát động nhưng nặng hình thức, chưa phát huy được tác dụng.
Công nhân (Công ty cổ phần Da giày Huế) thi đua sản xuất giỏi. Ảnh: Hải Thuận
Vậy để khắc phục những hạn chế, tồn tại trên, theo ông cần phải làm gì?
Một trong những bài học kinh nghiệm qua tổ chức phong trào thi đua đó là “Nêu cao vai trò của người cán bộ trực tiếp làm công tác thi đua, khen thưởng”. Nói đến thi đua là nói đến phong trào. Chúng ta thường vẫn có câu “cán bộ nào, phong trào đó”, hàm ý đề cao vai trò của người lãnh đạo, người cán bộ trực tiếp làm phong trào. Đối với người làm công tác thi đua, khen thưởng, ngoài nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thì phải có năng lực, có tâm huyết để tham mưu đề xuất các phong trào thi đua cụ thể, sâu sát thực tế ở mỗi đơn vị, địa phương.
Tiếp đến phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về phong trào thi đua. Phong trào này phải được phát động một cách thường xuyên, liên tục; chú ý tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm có tính đột phá. Phải tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, chính sách và các quy định về thi đua, khen thưởng; kịp thời động viên, biểu dương các địa phương, đơn vị làm tốt; nghiêm túc phê bình những nơi chậm triển khai và không thực hiện đúng các quy định của Luật Thi đua Khen thưởng, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong công tác khen thưởng. Chú ý sơ kết, tổng kết phong trào nhằm rút ra được những ưu, khuyết điểm, bài học kinh nghiệm. Việc phát hiện, xây dựng và nhân điển hình các tập thể, cá nhân tiên tiến phải làm thường xuyên. Công tác xét duyệt phải dựa vào tiêu chuẩn quy định, bình xét thi đua đúng người, đúng thành tích, những cá nhân được khen thưởng phải tiêu biểu, nổi bật để động viên kịp thời các điển hình tiên tiến.
Thưa ông, để phong trào thi đua yêu nước thực sự đi vào cuộc sống, có sức lan tỏa, tạo thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đặt ra hiện nay là gì? 
Theo tôi, cần tiếp tục triển khai, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua khen thưởng. Việc triển khai các phong trào thi đua yêu nước cũng cần phải đổi mới để đạt hiệu quả thiết thực. Phong trào thi đua phải cụ thể, sát đúng với thực tế của địa phương, đơn vị; các hình thức, phương thức phải cụ thể, có tiêu chí, thành phần rõ ràng để mọi người cùng tham gia.
 Các cấp ủy, chính quyền của cơ quan, đơn vị xem phong trào thi đua là nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, phải đưa phong trào thi đua đi vào nề nếp, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng điển hình, hỗ trợ điển hình phù hợp với từng địa phương, đơn vị để động viên khích lệ mọi người tham gia. Đưa các chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể vào phong trào thi đua. Nội dung thi đua không dàn trải, tập trung triển khai tại các mô hình điểm, rồi nhân rộng ra trong toàn địa phương, đơn vị. Sau mỗi phong trào thi đua phải có tổng kết đánh giá, khen thưởng kịp thời các điển hình.
Nhà nước cũng cần điều chỉnh, bổ sung các chính sách, chế độ thi đua khen thưởng, đặc biệt là chú trọng và tạo điều kiện cho những tài năng và gia đình để họ yên tâm làm việc, nêu gương và cống hiến cho Tổ quốc nhiều ý tưởng, sáng kiến hay, đem lại lợi ích cho gia đình và xã hội. Mặt khác, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị và báo chí cần tăng cường hơn nữa việc phát hiện, bồi dưỡng, nhân các điển hình tiên tiến, cổ vũ các cá nhân vượt khó, có những sáng tạo trong lao động sản xuất...
Xin cám ơn ông!
Hào Vũ (Thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau: 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công
Phát động tháng cao điểm chăm lo cho đoàn viên người lao động

Sáng 26/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Hương Thủy phối hợp với Công đoàn Khu kinh tế, Công nghiệp (KT,CN) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2024. Hơn 400 cán bộ, đoàn viên, người lao động của LĐLĐ thị xã Hương Thủy và Công đoàn Khu KT,CN tỉnh tham gia.

Phát động tháng cao điểm chăm lo cho đoàn viên người lao động
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu thăm, tặng quà, tri ân các cựu chiến binh Điện Biên Phủ

Sáng 26/4, nhân Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu và lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương TP. Huế đã đến thăm, động viên các cựu chiến binh đã từng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu thăm, tặng quà, tri ân các cựu chiến binh Điện Biên Phủ
Return to top