Giáo dục Tuyển sinh
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Tuyển sinh theo nhóm tạo thuận lợi cho thí sinh
Mặc dù đã giữa tháng Ba nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa ban hành quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng. Điều này khiến nhiều thí sinh "đứng ngồi không yên."
![]() |
Những hình ảnh chờ đợi mệt mỏi làm thủ tục xét tuyển đại học năm 2015 sẽ không lặp lại?. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN) |
Bên lề Ngày hội tuyển sinh đại học, cao đẳng vừa được tổ chức tại Hà Nội ngày 13/3, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
- Thưa Thứ trưởng, Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay có gì mới và Bộ dự kiến khi nào sẽ ban hành?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Bộ vừa chính thức ban hành Quy chế kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia và sẽ Ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng trong vài ngày tới.
Rút kinh nghiệm năm 2015, năm nay Quy chế tuyển sinh sẽ sửa đổi bổ sung khắc phục hạn chế năm 2015 và nhân rộng những kinh nghiệm tốt. Những sửa đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để thí sinh sẽ chọn được ngành mình yêu thích hơn là cố chọn được một trường chỉ để đỗ vào đại học.
Năm nay thí sinh không phải rút, nộp hồ sơ mà được nộp cùng lúc nhiều trường thay vì một trường như năm ngoái. Cụ thể, đợt một các em được nộp hai trường, mỗi trường hai nguyện vọng, đợt hai được nộp ba trường, mỗi trường hai nguyện vọng.
Riêng đối với các nhóm trường tổ chức chung, các em có thể nộp tất cả các nguyện vọng trong nhóm trường này và có thể nộp nhiều trường chứ không phải nhất thiết hai trường như quy định chung.
Đối với bậc cao đẳng, năm nay Bộ đã có thay đổi căn bản nhất là không còn quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Điều này phù hợp với quy định của Luật giáo dục Nghề nghiệp. Các trường vẫn phải tuyển sinh từ cao xuống thấp cho đến khi đạt chỉ tiêu cho nên các trường phải có những kế hoạch cụ thể.
- Nhiều ý kiến lo ngại việc cho thí sinh nộp cùng lúc hai trường sẽ dẫn đến tình trạng thí sinh ảo. Bộ đã có giải pháp nào để hạn chế tình trạng này, thưa ông?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Trong quy chế, Bộ đã lường trước và có những giải pháp cần thiết để giúp cho các trường hạn chế bớt khó khăn do ảo.
![]() |
Thứ trưởng Bùi Văn Ga (Ảnh: CTV/Vietnam+) |
Các giải pháp như Bộ khuyến khích các trường tuyển sinh theo nhóm. Các trường chủ động tập hợp lại với nhau để cho thí sinh đăng ký. Sau khi thí sinh trúng tuyển nguyện vọng một rồi thì không có xét tuyển đợt tiếp theo sẽ tránh được hiện tượng ảo đối với các trường trong nhóm.
Năm nay Bộ cũng yêu cầu thí sinh trúng tuyển vào trường phải nộp giấy báo kết quả thi trong thời hạn quy định. Quá thời hạn ấy thì thí sinh coi như trúng tuyển mà không theo học, trường sẽ có quyền xét tuyển thí sinh tiếp theo chứ không phải đợi đến khi nhập học như những năm trước.
Bên cạnh đó, Bộ không quy định điểm trúng tuyển đợt sau phải bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển đợt trước để các trường chủ động hơn trong việc xác định chỉ tiêu trúng tuyển.
Ngoài ra, trong phiếu đăng ký xét tuyển, thí sinh phải ghi rõ những trường mình đã đăng ký xét tuyển để các trường có thể phán đoán được mức điểm trúng tuyển.
- Việc tuyển sinh theo nhóm trường là một điểm rất mới của năm nay. Tuyển sinh theo nhóm sẽ giúp các trường chống ảo, nhưng về phía thí sinh, các em sẽ có lợi gì, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Tuyển sinh theo nhóm trường tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường nhưng cũng vì lợi ích của thí sinh.
Thí dụ, quy định của Bộ là trong đợt một, thí sinh được nộp tối đa vào hai trường, mỗi trường hai nguyện vọng. Nhưng nếu thí sinh nộp bốn nguyện vọng vào nhóm trường thì có thể nộp vào bốn trường trong nhóm trong cùng ngành. Thí sinh không trúng tuyển trường tốp trên có thể trúng tuyển trường tốp giữa hoặc dưới hơn. Điều này sẽ khuyến khích các em chọn ngành yêu thích hơn là chọn trường bất kỳ.
Đối với các trường khi tuyển sinh theo nhóm sẽ khắc phục được tình trạng ảo.
Như vậy, việc lập các nhóm trường tuyển sinh vừa thuận lợi cho thí sinh vừa thuận lợi cho các trường. Luật Giáo dục Đại học quy định tự chủ tuyển sinh là quyền của các trường cho nên các trường lập nhóm hay không là do tự các trường quyết định.
Hiện ở khu vực phía Bắc, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đang chủ trì một nhóm trường tham gia vào tuyển sinh. Họ đang xây dựng đề án tuyển sinh theo nhóm trường và sẽ báo cáo Bộ để triển khai. Sắp tới một số trường khác có thể đứng ra lập nhóm trường.
- Xin cảm ơn Thứ trưởng !
Theo Vietnam+
- Trường ĐH Nông Lâm trao bằng cho 652 tân kỹ sư và bác sĩ thú y (01/07)
- Gần 900 thí sinh đạt kết quả sơ tuyển theo phương thức riêng của ĐH Huế (01/07)
- Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng (01/07)
- Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 (30/06)
- Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ của ĐH Huế từ 18 - 27.5 điểm (30/06)
- Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu (30/06)
- Đào tạo theo đơn đặt hàng doanh nghiệp: Hiệu quả nhưng chưa thể nhân rộng (29/06)
- “Cửa’’ vẫn rộng cho học sinh trượt lớp 10 công lập (28/06)
-
Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng
- Gắn kiểm định với cải tiến chất lượng
- Cảng hàng không, hãng bay hỗ trợ vận chuyển đề thi tuyển sinh đại học
- Ngày hội áo dài cộng đồng dành cho học sinh tiểu học
- Trải nghiệm văn hóa Huế theo hướng giáo dục STEAM của hai bạn trẻ
- Trắc trở khi phổ cập bơi cho học sinh
- Môn chính và môn phụ
- Thi tốt nghiệp THPT 2022: Tổ hợp khoa học xã hội chiếm ưu thế
- Không thể thả nổi giá sách giáo khoa
- Quản trị và tự chủ đại học toàn diện, hiệu quả
-
Xây dựng đại học số, cần vượt nhiều thách thức
- “Cửa’’ vẫn rộng cho học sinh trượt lớp 10 công lập
- Không giữ tài khoản, mật khẩu và không làm thay thí sinh khi đăng ký xét tuyển đại học
- Tăng học phí: Gia tăng đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo?
- Gắn kiểm định với cải tiến chất lượng
- Trao 100 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học
- Cảng hàng không, hãng bay hỗ trợ vận chuyển đề thi tuyển sinh đại học
- Đào tạo theo đơn đặt hàng doanh nghiệp: Hiệu quả nhưng chưa thể nhân rộng
- Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ của ĐH Huế từ 18 - 27.5 điểm
- Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu