ClockThứ Hai, 19/07/2010 17:57

Mạn đàm chữ Mai

TTH -  Trên Nghị đỉnh, bên cạnh hình ảnh cành mai trổ hoa có khắc chữ Mai. Qua tác phẩm "Les Bas-reliefs des Urnes Dysnastiques de Hue", R.P.Barnouin đã ghi chú là Ochna integerrima. Với cách ghi chú này, thì Mai trên Nghị đỉnh là Hoàng mai. Chính những dữ liệu này đã mở ra những tranh luận nhiều chiều. 


Bạch mai, Mơ - Prunus armeniaca

Người Huế ít ai không biết cây Hoàng mai, thậm chí nhiều người còn am hiểu tường tận cả đặc điểm sinh học của nó như hình thái, hương sắc, chu kỳ đơm hoa kết trái… cho đến biện pháp điều khiển ra hoa đúng Tết. Hơn thế nữa, nhiều người còn phân biệt rành mạch từng giống Hoàng mai hiện hữu trên đất nước Việt Nam chúng ta. Tuy thế, do ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, nhiều bài thơ, phú, vịnh, đối… đã khiến cho không ít người trong chúng ta nghi nghi ngờ mối quan hệ gữa các bút tích ngày xưa và cây Hoàng mai hiện thực ở Huế ngày nay.

Khi đọc hai câu: "Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa", có người cho rằng Cao Bá Quát đã nhắc tới Hoàng mai xứ Huế, và đâu phải ít người lại cho rằng đó là Bạch mai (Mai mơ). Như vậy thực hư thế nào, cơ sở nào biện minh cho chân lý?
 
Theo tôi, nếu chỉ vin vào bản tiếng Việt của một câu thơ, câu đối… để tranh luận về gốc gác một loài hoa mà cổ nhân đã cảm tác e khó bề ngã ngũ. Đành rằng, nói gì cũng khó đoán chắc được ý của tác giả ngày trước, nhưng dù sao đi nữa, đã bàn thì cũng phải tìm về căn nguyên, bút tích. Tôi thấy qua các bản gốc chữ Hán, chữ Mai Cao Bá Quát dùng trong câu "Thí tương mai tử trịch sơn gian " ở bài Tải mai là chữ (施將籽擲山間), và trong hai câu đối vừa nêu ở trên, Cao Bá Quát đã dùng dạng cổ tự của 梅 là chữ (十載論交求古劍 / 一生低首拜花 ).
 
Khi đọc bài Cáo tật thị chúng của Mãn Giác Thiền sư, chúng ta cũng thấy chữ Mai trong "Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận/ Đình tiền tạc dạ nhất chi mai" cũng là chữ .
 
Lạp mai ở Trung Quốc - Chimonanthus praecox

 
Tương tự như thế, nhiều câu thơ của Nguyễn Du ngày trước nói về mai cũng dùng chữ  .
Như vậy, đã có hiện tượng đồng nhất chữ mai () trong Nghị đỉnh và nhiều bài thơ, câu đối… cổ. Điều còn lại là chữ mai đó có phải ám chỉ cây Hoàng mai xứ Huế không?
 
Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã nghiên cứu tài liệu về Khu hệ thực vật Trung Quốc (Flora of China), và đã thấy rằng: Chữ mai (梅), người Trung Quốc đọc là "Méi", dùng để chỉ cây Mai mơ. Từ điển Thiều cũng Chửu giải thích rằng "Mai là cây mơ, có hai thứ trắng và đỏ. Thứ trắng gọi là lục ngạc mai  綠萼梅, nở hết hoa rồi mới nẩy lá, quả chua, chín thì sắc vàng". Từ điển Đào Duy Anh cũng giải thích "Mai là cây mơ, có thứ hoa trắng, có thứ hoa vàng". Nhiều người Việt thường biết giống Mơ hoa trắng nên còn gọi là Bạch mai. Tên khoa học của loài này là Prunus armeniaca thuộc họ Hoa hồng – Rosaceae. Thật ra, loài Mai ở Trung Quốc ra hoa từ mùa Đông, kéo dài đến mùa Xuân, trải qua một thời kỳ băng giá, vì thế mới có "Đạp tuyết tầm mai" hoặc "Mai cốt cách, tuyết tinh thần".
 
Trong lúc đó, cây Hoàng mai với tên khoa học Ochna integerrima (Ochna harmandii) thuộc họ Hoàng mai - Ochnaceae thì người Trung Quốc không gọi là mai, mà họ gọi là Kim liên mộc (金莲木 jin lian mu). Loài này cũng có ở Tây Nam Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam . Nó nở hoa vào cuối mùa xuân, muộn hơn hẳn ở Huế. 
 

Thứ mai trắng thuộc loài Hoàng mai - Ochna integerrima var. alba
Cũng cần biết thêm, ở Trung Quốc cũng có một loài cây ra hoa màu vàng mà người Trung Quốc gọi là Lạp mai (đời Tần viết 臘梅, đời Chu viết 蜡梅) tên khoa học là Chimonanthus praecoxthuộc họLạp mai– Calycanthaceae.Loài mai này không có ở Việt Nam . Theo anh Vĩnh Cao, qua bài "Vịnh Hoàng mai hoa" Vua Minh Mạng đã cho rằng, do thấy cây có hoa vàng, lại nở hoa cùng lúc với Mai, nên gượng đặt tên như vậy mà thôi, không thấy chép trong thơ ca.
 
Tôi tin rằng, Minh Mạng hiểu rất rõ về các loài Mai, và đã gọi cây Mai vàng mọc tự nhiên ở núi rừng từ Quảng Trị vào Thừa Thiên ngày đó là Hoàng mai (黄梅), một loài mai có hoa sắc vàng được lưu truyền mãi cho đến ngày nay. Trong Minh Mệnh thánh chế, sơ tập, quyển 10 cũng có bài thơ "Lạp mai" (蠟 梅). Chữ lạp này có nghĩa là sáp ong, muốn ám chỉ màu của Mai vàng.
 
Với những tư liệu đó, một lần nữa cho chúng ta thấy rất dễ nhầm lẫn khi chỉ sử dụng từ Hán Việt, mà "Lạp mai" là một ví dụ điển hình. Ngay cả khi họa lại bài thơ "Mai hoa thi" của Lục Du, Minh Mạng cũng chỉ ghi tiêu đề là Mai (梅). Điều đó chứng tỏ Vua Minh Mạng rất có ý tứ khi cho khắc trên Nghị đỉnh duy nhất chữ Mai () chứ không phải Hoàng mai hay Lạp mai. Thêm vào đó, trong Đại Nam nhất thống chí cũng đã phân biệt rõ Bạch mai với Hoàng mai. Loài Bạch mai này ít phổ biến ở Huế. Có lẽ hai hàng Bạch mai ở vườn cổ An Hiên, xã Hương Long là một điển hình độc đáo.
 
Như vậy, với chữ Mai () duy nhất trên Nghị đỉnh, theo tôi, đó là Bạch mai, tức là cây Mơ thì đúng hơn là Mai vàng xứ Huế ngày nay.  
 
Đỗ Xuân Cẩm


 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Return to top