Thế giới Thế giới
Thưởng 3 triệu USD cho các nhà khoa học khám phá sóng hấp dẫn
Các nhà khoa học lần đầu tiên khám phá ra sóng hấp dẫn sẽ cùng chia sẻ phần thưởng Special Breakthrough Prize trị giá 3 triệu USD.
![]() |
TS. Kip Thorne tham gia cuộc họp báo thảo luận về việc phát hiện ra sóng hấp dẫn - Ảnh: Reuters |
Theo Reuters, thông tin do ủy ban xét chọn giải thưởng Special Breakthrough Prize công bố.
Giải thưởng Special Breakthrough Prize tôn vinh các thành tựu khoa học đột phá do tỉ phú người Nga Yuri Milner và nhiều lãnh đạo tập đoàn công nghệ, trong đó có CEO của Facebook, Mark Zuckerberg và đồng sáng lập của Google, Sergey Brin, sáng lập.
Tháng 2-2016, một nhóm các nhà khoa học thuộc tổ hợp LIGO, tức Đài quan sát sóng hấp dẫn bằng giao thoa kế tia laser công bố, một cặp máy dò tia laser khổng lồ đã đo được những gợn sóng lăn tăn trong không gian và thời gian mà nhà bác học Einstein tiên đoán từ 1 thế kỷ trước đó, chấm dứt hành trình tìm kiếm kéo dài nhiều thập kỷ.
Ba nhà sáng lập của tổ hợp LIGO là Rainer Weiss, Kip Thorne và Ronald Drever, những người đã cống hiến gần như trọn vẹn sự nghiệp của họ cho công cuộc dò tìm sóng hấp dẫn, sẽ cùng chia sẻ phần thưởng 1 triệu USD.
Hơn 1.000 nhà khoa học cùng tham gia đóng góp trong khám phá này cũng sẽ chia sẻ 2 triệu USD của giải thưởng.
Nhà khoa học Rainer Weiss, giáo sư danh dự tại Viện Công nghệ Massachusetts nói: "Người ta không thể chỉ tôn vinh ba chúng tôi về thành tích này".
Các nhà nghiên cứu cho biết sóng hấp dẫn phát ra từ sự va chạm của hai hố đen mà lý thuyết của Einstein đã tiên đoán trước đó cả thế kỷ. Các hố đen này có trọng lượng gấp nhiều lần so với mặt trời và ở cách Trái Đất 1,3 tỉ năm ánh sáng.
Việc khám phá ra sóng hấp dẫn sẽ giúp khai thông những cách thức giúp con người hiểu hơn về vũ trụ, trong đó có các hố đen, các ngôi sao neutron và cả những bí ẩn của vũ trụ thuở sơ khai.
Theo Tuổi trẻ
- Thông báo mới của WHO về viêm gan cấp, đậu mùa khỉ (25/06)
- Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia (25/06)
- Thiếu kỹ năng đang cản trở con đường phát triển của thanh niên ASEAN (25/06)
- Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng” (24/06)
- COVID-19: Tiêm chủng giúp giảm hơn 1/2 số ca tử vong trên toàn cầu (24/06)
- Không ngừng vun đắp và gìn giữ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Campuchia (24/06)
- ADB: Chuỗi cung ứng toàn cầu cần được nâng cấp vì tương lai (23/06)
- Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán về tuyến đường xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine (23/06)
-
IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
- Hàng triệu người bị mắc kẹt trong lũ ở Bangladesh và Ấn Độ
- Không còn quá nhiều yêu cầu đối với du khách quốc tế khi đến Thái Lan
- FDA Mỹ cân nhắc vaccine COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng tuổi
- Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 kéo dài thêm một ngày
- Hội nghị Bộ trưởng WTO: Chuyển đổi sang “thương mại xanh” là việc cấp thiết
- Quan hệ Italy - ASEAN đang ở bước ngoặt
- Tây Ban Nha đón đợt sóng nhiệt sớm nhất trong hơn 40 năm
-
222 triệu trẻ em trên toàn thế giới đang cần được hỗ trợ giáo dục
- Malaysia lần đầu trong hơn 1 năm không có ca tử vong trong ngày
- Israel ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng tăng 95%
- Châu Âu cân nhắc sử dụng than đá để đảm bảo nguồn cung khí đốt
- Không còn quá nhiều yêu cầu đối với du khách quốc tế khi đến Thái Lan
- Malaysia thu hút dòng vốn FDI cao kỷ lục kể từ năm 2016
- Hàng triệu người bị mắc kẹt trong lũ ở Bangladesh và Ấn Độ
- [Infographics] Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Mozambique
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023