Thế giới Thế giới
Thụy Điển khuyến khích dân xài đồ cũ
Chính quyền Stockholm đang xúc tiến kế hoạch giảm thuế làm công cụ khuyến khích người dân tăng cường tiết kiệm và giảm mua đồ mới.
![]() |
Gian nhà kho đồ cũ của một gia đình Thụy Điển - Ảnh: AFP |
Theo báo Guardian, với kế hoạch cắt giảm thuế VAT cho các dịch vụ sửa chữa đồ dùng, từ xe đạp cho tới máy giặt, chính phủ Thụy Điển mong muốn thay đổi "văn hóa vứt đi" trong thời đại bị chi phối mạnh mẽ của văn hóa tiêu dùng.
Theo kế hoạch, vào hôm nay (20/9), liên minh đảng Xanh và đảng Xã hội dân chủ cầm quyền sẽ trình bày trước quốc hội kế hoạch giảm thuế VAT cho các dịch vụ sửa chữa xe đạp, quần áo, giày dép từ 25% xuống còn 12%.
Dự thảo chính sách thuế còn đề nghị việc cho phép những người làm nghề sửa chữa các thiết bị gia dụng như tủ lạnh, lò nướng, máy rửa bát, máy giặt có thể được yêu cầu hoàn thuế với một nửa thu nhập của họ.
Ông Per Bolund, Bộ trưởng phụ trách thị trường tài chính và các vấn đề tiêu dùng, cho biết: "Chúng tôi tin rằng điều này sẽ giúp giảm nhiều chi phí và giúp cho thói quen tiết kiệm và sửa chữa đồ dùng của bạn thay đổi đáng kể".
Bộ trưởng Bolund ước tính với việc cắt giảm thuế VAT như vậy, giá sửa chữa một món đồ khoảng 400 SEK (46,70 USD) sẽ giảm được khoảng 50 SEK (5,84 USD).
Ông Bolund cũng hy vọng chính sách giảm thuế trong các dịch vụ sửa chữa đồ gia dụng sẽ góp phần tạo thêm việc làm trong ngành công nghiệp sửa chữa tại nhà, tạo thêm cơ hội kiếm sống cho những người nhập cư có trình độ học vấn thấp.
Những sáng kiến này cũng là một phần trong kế hoạch của chính quyền Stockholm nhằm cắt giảm phát thải khí carbon trong nước cũng như giảm phát thải khí carbon tại những nơi khác liên quan tới việc sản xuất hàng hóa mới.
Kể từ năm 1990, Thụy Điển đã cắt giảm được 23% lượng phát thải khí CO2 hàng năm và cũng đã tạo ra được hơn một nửa lượng điện tiêu thụ từ các nguồn năng lượng có thể tái tạo.
Theo Tuổi trẻ
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á (04/07)
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt (04/07)
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
- Mỹ nhấn mạnh vai trò của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (02/07)
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch (02/07)
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực (02/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực