Thế giới

Trung Quốc dần trở lại làm việc sau nhiều ngày gián đoạn vì dịch virus Corona

ClockThứ Hai, 10/02/2020 20:32
TTH - Ngày 10/2, nhiều công nhân bắt đầu quay trở lại các văn phòng và nhà máy trên khắp Trung Quốc khi chính phủ nước này nới lỏng một số hạn chế trước sự bùng phát của dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (2019-nCoV) gây ra.

Nhà máy, công sở Trung Quốc vắng vẻ khi trở lại làm việc giữa dịch nCoV

Nhiều con đường vẫn vắng vẻ khi một số công ty, nhà máy ở Trung Quốc bắt đầu hoạt động lại vào ngày 10/2. Ảnh: Reuters

Theo số liệu được cập nhật, kể từ khi bắt đầu được phát hiện vào tháng 12 năm ngoái ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đến sáng ngày 10/2, toàn thế giới có 40.553 ca lây nhiễm nCoV, trong đó 910 ca tử vong, bao gồm 908 người ở Trung Quốc đại lục, 1 ở Philippines và 1 ở Hồng Kông (Trung Quốc).

Dịch bệnh đã gây ra sự gián đoạn lớn ở Trung Quốc, với nhiều thành phố trở nên vắng vẻ trong suốt 2 tuần qua khi giới chức nước này buộc phải ban hành các lệnh phong toả, hạn chế đi lại, hủy nhiều chuyến bay, đóng cửa các nhà máy và trường học để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Các nhà chức trách Trung Quốc cũng yêu cầu các doanh nghiệp cho người lao động nghỉ thêm tối đa 10 ngày sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vốn sẽ kết thúc vào cuối tháng 1/2020.

Theo Reuters, giá cổ phiếu và dầu mỏ cũng giảm trong khi giá vàng tăng khi số người chết do virus nCoV đã vượt quá số người thiệt mạng trong Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) hồi năm 2002-2003 trên toàn cầu, gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh lần này. Trong bối cảnh đó, ngày 10/2, một nhóm các chuyên gia do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đứng đầu đã bay đến Bắc Kinh để giúp đánh giá tình hình và hợp tác đối phó với dịch nCoV.

Thị trường nhạy cảm

Số liệu dựa trên các báo cáo chính thức cho thấy, virus nCoV hiện đã lây lan đến ít nhất 27 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với hơn 330 người nhiễm bệnh.

“Các thị trường sẽ rất nhạy cảm với những tin tức về virus Corona khi các nhà máy và cảng ở Trung Quốc mở cửa trở lại”, các nhà kinh tế của ANZ lưu ý.

Thực tế, việc đóng cửa kéo dài các nhà máy tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã gây lo ngại cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Giữa tình hình đó, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã thực hiện một loạt các động thái nhằm hỗ trợ nền kinh tế, bao gồm giảm lãi suất và đẩy mạnh thị trường thanh khoản. Từ ngày 10/2, Ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ cấp các quỹ đặc biệt cho các ngân hàng khác để giúp các doanh nghiệp chống lại ảnh hưởng của dịch nCoV thông qua các khoản vay lại.

Theo ghi nhận của Reuters vào ngày 10/2, ngay cả khi chính phủ nới lỏng các hạn chế, một số lượng cơ quan, nhà máy vẫn đóng cửa và nhiều nhân viên văn phòng vẫn làm việc tại nhà.

Trên một trong những tuyến tàu điện ngầm bận rộn nhất ở Bắc Kinh, các chuyến tàu hầu như trống rỗng. Ngay trong giờ cao điểm buổi sáng, chỉ có một số ít người trên tàu và họ đều mang khẩu trang.

Hyundai cho biết các nhà cung cấp tại Trung Quốc đã nối lại sản xuất nhưng khối lượng không đáng kể. Kia Motors đang tạm ngừng sản xuất tại cả ba nhà máy ở Hàn Quốc do thiếu phụ tùng, mặc dù một trong số đó sẽ tiếp tục vận hành vào ngày 11/2.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ IEA & Investing News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Return to top