Thế giới Thế giới
Ung thư giết chết 7.500 người ở Trung Quốc mỗi ngày
TTH.VN - Nhiễm trùng mạn tính, hút thuốc lá và ô nhiễm đã góp phần làm tăng vọt số ca mắc ung thư ở Trung Quốc, với ước tính gần 4,3 triệu trường hợp chẩn đoán mới chỉ trong năm ngoái, trong đó có 2,8 triệu người tử vong, tương đương với 7.500 người thiệt mạng/ngày, Straitstimes sáng nay (27/1) dẫn thông tin từ các nhà nghiên cứu cho biết.
![]() |
Ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân gây ung thư hàng đầu ở Trung Quốc. Ảnh: AP |
Theo báo cáo mới được công bố trên một tạp chí ung thư dành cho bác sĩ lâm sàng thuộc Trung tâm Ung thư Quốc gia ở Bắc Kinh, ung thư phổi chính là chứng ung thư gây tử vong hàng đầu ở Trung Quốc.
Báo cáo mô tả ung thư như một vấn đề y tế cộng đồng chính yếu ở Trung Quốc, nơi hiện có dân số khoảng 1,37 tỷ người.
Trong quá khứ, việc ước tính số bệnh nhân mắc ung thư gặp rất nhiều khó khăn do các nghiên cứu chỉ dựa trên các mẫu nhỏ dân số - ít hơn 2% - và sử dụng bộ dữ liệu cũ từ những năm 1990. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu đã được cải thiện với chất lượng cao hơn trong những năm gần đây thông qua Cơ quan đăng ký ung thư quốc gia Trung Quốc.
Báo cáo mới nhất dựa trên dữ liệu từ 72 cơ quan đăng ký ung thư tại địa phương, có niên đại 2009-2011 và chiếm 6,5% dân số. Sử dụng nguồn thông tin đó, các nhà nghiên cứu ước tính có khoảng 4,292 triệu trường hợp nhiễm mới bệnh ung thư được chẩn đoán trong năm 2015 ở Trung Quốc, tương đương với gần 12.000 ca chẩn đoán ung thư mới mỗi ngày, và 7.500 trường hợp tử vong.
Các hình thức ung thư phổ biến nhất ở nam giới là ung thư phổi, dạ dày, thực quản, gan, và ung thư kết trực tràng. Trong khi đó, ở phụ nữ, phổ biến nhất là ung thư vú, chiếm khoảng 15% tất cả các ca nhiễm ung thư ở phụ nữ Trung Quốc. Sau ung thư vú thì ung thư phổi, dạ dày, thực quản là những hình thức ung thư thường gặp ở phụ nữ.
Ung thư nguy hiểm đối với nam giới hơn phụ nữ ở Trung Quốc, giết chết nam giới với tỷ lệ 166/100.000, gấp khoảng 2 lần so với ở phụ nữ.
Cũng theo báo cáo, tỷ lệ tử vong do ung thư đã giảm đáng kể từ năm 2006 đối với cả nam và nữ - khoảng 21%/năm. Tuy nhiên, do sự lão hóa và mở rộng dân số, số lượng tử vong tổng thể do ung thư đã tăng lên đáng kể - 74% - trong cùng kỳ, báo cáo cho biết thêm.
Nhiễm trùng dạ dày mạn tính, gan và cổ tử cung dẫn đến gần 1/3 các trường hợp tử vong vì ung thư, tiếp theo sau đó, hút thuốc lá chiếm khoảng 1/4 số ca tử vong vì ung thư.
"Ô nhiễm không khí ngoài trời – vốn được coi là một trong những nơi tồi tệ nhất trên thế giới - và ô nhiễm không khí trong nhà thông qua hệ thống sưởi và nấu bằng than đá hay các nhiên liệu sinh học khác, cùng với ô nhiễm đất và nước uống khiến người dân Trung Quốc phải tiếp xúc với nhiều chất gây ung thư từ môi trường", báo cáo nhấn mạnh.
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
- Mỹ nhấn mạnh vai trò của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (02/07)
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch (02/07)
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực (02/07)
- Gạo - cứu cánh của châu Á (02/07)
- Lào thúc đẩy một đoạn trong tuyến đường sắt Lào-Việt Nam (02/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn