ClockThứ Tư, 02/09/2015 15:00

“Tinh thần tự tôn dân tộc trong thơ trên điện Thái Hòa”

TTH.VN - Đó là chủ đề của triển lãm vừa được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khai mạc sáng 2/9, hoạt động mở đầu sau lễ khởi động chương trình kích cầu du lịch lần thứ 3 năm 2015 tại di sản Huế. 

Đến dự buổi lễ, đại diện lãnh đạo tỉnh có bà Đoàn Thị Thanh Huyền, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Giới thiệu với đại biểu và du khách về ý nghĩa của tác phẩm “Thiên niên quốc”

Điện Thái Hòa được xây dựng vào năm 1805 để làm nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng của triều Nguyễn (1802-1945), như: lễ Đăng quang, lễ Vạn thọ, lễ Hưng quốc khánh niệm... hoặc các buổi lễ đại triều. Đây cũng là trung tâm hành chính của đất nước, một trong những biểu trưng về uy quyền của triều đại. Công trình được trang trí lộng lẫy với các dạng thức qua một số loại hình chất liệu khác nhau. Đặc biệt, ở các liên ba (ở nội thất, ngoại thất điện), bờ nóc, cổ diềm (ở ngoại thất điện), có đến 297 ô hộc khắc chạm chữ Hán.

“Tinh thần tự tôn dân tộc trong thơ trên điện Thái Hòa”, được trưng bày từ nay đến ngày 31/12, sẽ giới thiệu 34 bài thơ tiêu biểu thể hiện niềm tự hào về những truyền thống văn hóa của dân tộc ca ngợi cảnh thái bình, thịnh trị, đất nước thống nhất...

GS.TS. Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho rằng hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế quả là một hình thức xuất bản và lưu trữ tư liệu hết sức độc đáo, hiếm có và duy nhất trên thế giới.

Qua các nội dung triển lãm, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế mong muốn giới thiệu đến với du khách một hình thức trang trí kiến trúc độc đáo, thể hiện một ngôn ngữ thẩm mỹ riêng biệt mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đã phát triển lên đến đỉnh cao dưới triều Nguyễn. Qua đó, triển lãm không chỉ mang đến công chúng những khám phá mới về văn hóa cung đình Huế mà còn góp phần bồi đắp, nuôi dưỡng lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức trân trọng và giữ gìn các giá trị di sản trong mỗi người dân, sự tôn trọng các giá trị Di sản Văn hóa trong mỗi du khách khi đến thăm Huế.

* Ngày 2/9, các điểm tham quan thuộc quần thể di tích cố đô Huế được mở cửa miễn vé đối với du khách Việt Nam. Đây cũng là ngày đầu tiên của Tuần lễ vàng tại di sản Huế lần thứ 3 năm 2015, từ nay đến hết ngày 8/9.

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã triển khai 2 đợt kích cầu du lịch tại Di sản Huế trong năm 2015, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng miền Nam Thống nhất đất nước và chào đón Festival Nghề truyền thống Huế 2015 và dịp tháng 6 để chào đón mùa du lịch nội địa. Từ đầu năm đến nay, đã có hơn 1,5 triệu lượt khách đến thăm khu di sản Huế, doanh thu từ vé tham quan đạt gần 145 tỷ đồng. Trong đợt kích cầu lần thứ nhất, lượng khách tăng hơn 29,85%, đợt kích cầu lần thứ 2, lượng khách tăng hơn 8,76% so với cùng thời điểm năm ngoái. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang tích cực triển khai đề án nâng cao chất lượng phục vụ khách tại khu di sản Huế và chính sách kích cầu, gia tăng dịch vụ dành cho du khách. Các hoạt động đó không ngoài mục đích là tạo thêm dấu ấn, sự duyên dáng cho du lịch Huế và tăng thêm sức hút của quần thể di tích Cố Đô Huế, đồng thời đưa di sản văn hóa đến gần hơn với cộng đồng và du khách. 

Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức
Giao lưu “Người Huế kể chuyện Huế”

Sáng 17/11, Nhà Xuất bản Kim Đồng phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế, Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế tổ chức chương trình “Người Huế kể chuyện Huế”, giao lưu với nhà văn, nhà báo Phi Tân và nhà văn, nhà nghiên cứu Lê Vũ Trường Giang nhân dịp ra mắt sách “Người Huế kể chuyện Huế” và “Học trò bên kia phá Tam Giang”.

Giao lưu “Người Huế kể chuyện Huế”
Hân hoan cùng lễ hội Tấc Ka Coong

Mỗi năm, khi mùa màng đã thu hoạch và cuộc sống người dân ổn định, đồng bào Cơ Tu tại huyện A Lưới lại hân hoan chuẩn bị cho lễ hội Tấc Ka Coong, một lễ hội truyền thống linh thiêng và đặc biệt. Đây không chỉ là dịp để người Cơ Tu bày tỏ lòng biết ơn với thiên nhiên, thần linh, mà còn là cơ hội để cộng đồng gắn kết và khẳng định giá trị văn hóa bản sắc của mình.

Hân hoan cùng lễ hội Tấc Ka Coong
Xuân như đã về

Như sự thèm thuồng mỗi khi ánh nắng tràn qua khe cửa sau một ngày mưa tầm tã, tôi cũng muốn được nhìn thấy em. Khoảnh khắc khi tôi vừa gọi tên em, ánh mắt em ngước lên nhìn tôi cứ như nụ tầm xuân đang e ấp chờ ngày hé nụ và có một điều gì đó vô cùng thu hút. Cho tới khi nhìn thấy tôi im lặng không nói gì, đôi mắt nâu đậm ấy trở nên dỗi đánh nhẹ tôi một cái rồi tiếp tục chú tâm công việc của mình:

Xuân như đã về
Return to top