ClockThứ Bảy, 28/05/2022 14:00

Ba nhánh hậu duệ của vua Hàm Nghi

Vua Hàm Nghi, hoạ sĩ thực thụ ở xứ trời TâyNhững năm tháng lưu đày của vua Hàm Nghi

Hoàng thân Ưng Lịch được triều đình tôn lên làm vua lấy niên hiệu Hàm Nghi trong tình thế “bốn tháng ba vua” (tứ nguyệt tam vương) không bình thường. Ngự trên ngai vàng chưa được bao lâu phải xuất bôn, hạ chiếu Cần Vương chống Pháp. Nằm gai nếm mật trong rừng từ Quảng Trị, ra Hà Tĩnh, rồi trở lại Quảng Bình giữ được ngọn cờ Cần Vương ba năm thì bị Pháp bắt đày qua Algeria - một nước Bắc Phi xa lạ.

Amandine Dabat (đời thứ 5, nhánh 2) tìm tài liệu vua Hàm Nghi qua sử sách trong nước tại Gác Thọ Lộc

Biết không thể trở về cứu nước được, ông đã học và sáng tác nghệ thuật để vượt qua số phận và lập gia đình, sinh con đẻ cháu giữ vững hồn Việt ở chốn lưu đày. Từ thuở vua Hàm Nghi xuất bôn chống Pháp (1885) cho đến ngày đất nước được độc lập thống nhất (4/1975), suốt 90 năm ấy không mấy người Việt Nam biết rõ cuộc đời vua Hàm Nghi ở chốn lưu đày như thế nào, đặc biệt về gia đình nhà vua.

Sau năm 1975, là một người cầm bút xứ Huế, tôi đã thực hiện một sưu tập tư liệu về vua Hàm Nghi. Những năm cuối của thế kỷ XX tôi đã sang Pháp được gặp và hỏi chuyện công chúa Như Lý, Công nương Anne Alice Marie (Bà nội của TS. Amandine Dabat) tại Vigeois/Corrèze, viếng mộ vua Hàm Nghi ở làng Thonac/Dordogne, viết cuốn sách Vua Hàm Nghi một tâm hồn Việt ở chốn lưu đày (Nxb Thuận Hóa, 2013). Nhờ mối quan hệ với gia đình vua Hàm Nghi và cuốn sách, tôi đã có dịp được gặp và trao đổi nhiều thông tin, tài liệu, hình ảnh với các con cháu vua Hàm Nghi.

Trong tọa đàm nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh của vua Hàm Nghi (3/8/2021), tôi đã công bố thông tin cho biết, trước khi bị bắt (1888) và đày sang Algeria, vua Hàm Nghi đã có vợ là bà Phan Thị Hòa (con gái cụ Phan Đình Bình, em bà Phan Thị Điều – vợ vua Dục Đức). Sau khi vua Hàm Nghi bị đày, bà Phan Thị Hòa lẩn tránh ra Nam Định. Đầu năm 1899, bà sinh cho vua Hàm Nghi hoàng tử Bửu Trắc (1).

Từ trái sang phải: Đặng Văn Luyện (thứ 2, cháu đời thứ 4, nhánh 1), Isabelle Capek (thứ 3 cháu đời thứ 3, nhánh 3), vợ chồng Thibaut Amandine Dabat (thứ 4 và thứ 5, cháu đời thứ 5, nhánh thứ 2), Philippe Dabat (thứ 6, đời thứ 4, nhánh 2), Aude mẹ Amandine (thứ 7), Đặng Thị Hoàng Ánh (thứ 8, cháu đời thứ 4)

Qua tài liệu và người thật việc thật, tôi biết được năm 1904 vua Hàm Nghi ở Algeria đã cưới bà Marcelle Laloë, sinh được ba người con là công chúa Như Mai, công chúa Như Lý và hoàng tử Minh Đức. Công chúa Như Mai đã được đặt tên đường ở Dordogne/Pháp. TS. Amandine Dabat - cháu 5 đời của vua Hàm Nghi – người đã có công nghiên cứu về cuộc đời sáng tác nghệ thuật ở chốn lưu đày của vua Hàm Nghi rạng danh thế giới.

Qua nhiều nguồn tư liệu và thông tin riêng của BS Isabelle Capek, tôi biết được vua Hàm Nghi thời ở Algeria đã yêu một cô gia sư tên là Gabrielle Capek - người Đông Âu. Cô là nguồn cảm hứng cho vua Hàm Nghi sáng tác nên nhiều tranh tượng quý giá. Nhà vua có với cô gia sư một người con trai. Vì chưa được chính thức nên người con trai phải lấy họ mẹ là Jean Capek. Ông Jean về sau lái tàu bay cho Pháp. Ông để lại một người con gái – nay là BS Isabelle Capek. Bà Gabrielle Capek là nguồn cảm hứng sáng tác của vua Hàm Nghi nên con cháu bà được vua Hàm Nghi trao cho giữ khá nhiều tranh tượng của ông. Ngày nay, TS. Amandine Dabat đã được dựa vào một phần “kho tàng” của Isabelle Capek để nghiên cứu và triển lãm.

Tôi biết con cháu vua Hàm Nghi thuộc ba phái, nhưng không dám viết, không dám khẳng định. Lý do vì chưa có ý kiến của gia đình con cháu của bà Hoàng chính thức Marcelle Laloe. Hơn nữa, Nguyễn Phúc tộc cũng chưa quan tâm đến vấn đề này nên phải tránh. May sao sự chờ đợi của tôi đã có kết quả.

Tháng 3/2022 vừa rồi, ở Bảo tàng Nghệ thuật châu Á tại Nice (Pháp) diễn ra cuộc triển lãm “Nghệ thuật lưu đày” (ảnh trên) với hơn 150 tranh tượng, hiện vật lịch sử của vua Hàm Nghi. Cuộc triển lãm quý giá do công sức của TS. Amandine Dabat - cháu 5 đời của vua Hàm Nghi thực hiện. Trong buổi khai mạc, có đông đủ con cháu của vua Hàm Nghi ở các nơi đến dự.

Tại buổi tối tiếp tân với sự hiện diện bên họ hàng bà Marcelle Laloë, TS. Amandine giới thiệu Đặng Văn Luyện (em Đặng Giáp) là cháu đời thứ 4 của bà Phan Thị Hòa cho mọi người biết. TS. Amandine nói là Hàm Nghi đã có vợ (bà Phan Thị Hòa) trước khi bị đày sang Algeria. Cô xác định: Hậu duệ vua Hàm Nghi: Nhánh cả là nhánh bà Phan Thị Hòa, sau đó là nhánh bà Marcelle Laloë và nhánh thứ ba là bà Gabrielle Capek. Cô nói tiếp là lúc nào nói đến hậu duệ của vua Hàm Nghi phải nhắc đến cả ba nhánh. Thông tin do TS. Đặng Giáp cung cấp kèm theo hình ảnh. Lần đầu tiên tôi có được tấm ảnh đại diện hậu duệ ba nhánh của vua Hàm Nghi. Tôi rất hân hạnh được gặp và trao đổi thông tin với đại diện con cháu cả ba phái hậu duệ của nhà vua.

Tôi sơ lược thông tin về ba nhánh hậu duệ của vua Hàm Nghi để các nhà nghiên cứu lịch sử triều Nguyễn tham khảo và Hội đồng giữ Nguyễn Phúc tộc thế phả tham khảo bổ sung ba nhánh hậu duệ vua Hàm Nghi thế phả.

(1) Thông tin và tài liệu do ông Đặng Giáp – Người Việt ở Canada, cháu ngoại đời thứ 4 của vua Hàm Nghi). Ông Đặng Giáp trong mấy năm qua đã đầu tư một số tiền lớn để tôn tạo phủ Kiên Thái Vương và lăng mộ của những người thân của vua Hàm Nghi ở Huế.

Bài, ảnh: NGUYỄN ĐẮC XUÂN


(1) Thông tin và tài liệu do ông Đặng Giáp – Người Việt ở Canada, cháu ngoại đời thứ 4 của vua Hàm Nghi). Ông Đặng Giáp trong mấy năm qua đã đầu tư một số tiền lớn để tôn tạo phủ Kiên Thái Vương và lăng mộ của những người thân của vua Hàm Nghi ở Huế.

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận kỷ vật của vua Hàm Nghi

Khay trà, tẩu thuốc và bộ sách chữ Hán được hậu duệ của vua Hàm Nghi hiến tặng cho Huế và Quảng Trị. Các kỷ vật vừa được Giám đốc Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam trao cho đại diện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và UBND huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Tiếp nhận kỷ vật của vua Hàm Nghi
Điểm đến

Sáng Chủ nhật 30/6, ở khu cồn mồ Ngũ Tây (phường An Tây, TP. Huế) ở mé trái chùa Thuyền Tôn đã diễn ra một nghi lễ cúng tạ lăng mộ.

Điểm đến
Tự hào quốc hiệu Việt Nam

“Quốc hiệu Việt Nam là tài sản tinh thần vô giá và linh thiêng của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt. Từ trong sâu thẳm tâm thức của mình, tôi tự hào là người Việt Nam”, nhà nghiên cứu Huế Dương Phước Thu đã chia sẻ như thế nhân kỷ niệm 220 năm quốc hiệu Việt Nam.

Tự hào quốc hiệu Việt Nam
Phát huy giá trị Thái Y viện triều Nguyễn

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách “Thái Y viện triều Nguyễn: Lịch sử và triển vọng phát triển”, sách dày 440 trang, được NXB Đại học Huế ấn hành.

Phát huy giá trị Thái Y viện triều Nguyễn
Chén vỡ… hóa rồng!

Từ những mảnh sành sứ của chén bát vỡ được thu mua, bàn tay tài hoa của những nghệ nhân khảm sành sứ xứ Huế đã làm hồi sinh dáng vẻ uy nghi của rồng bay, phượng múa trên những di tích Cố đô Huế, đình chùa, miếu vũ…

Chén vỡ… hóa rồng

TIN MỚI

Return to top