ClockThứ Hai, 09/01/2017 14:31

Bánh Azựh gửi gắm yêu thương của người Tà ôi

TTH - Bánh Azựh với người miền xuôi thì chẳng mấy ai quen. Nhưng với người Tà ôi ở A Lưới thì đó không chỉ là món ăn truyền thống mà còn là quà tặng ý nghĩa cho nhau những ngày lễ, Tết…

Nhân dịp có chuyến công tác tại A Lưới, chúng tôi tình cờ được thưởng thức món bánh Azựh có hình tròn, màu đen của người vùng cao.

Dân dã bánh Azựh

Nhôi - người bạn A Lưới, cũng là người khởi xướng cho chúng tôi khám phá món ăn này giải thích: “Theo tục lệ của quê mình, bánh Azựh là quà tặng cho con gái đi lấy chồng xa. Nó biểu tượng sự may mắn, sung túc của đôi vợ chồng trẻ và thể hiện sự quan tâm, yêu thương của cha mẹ dành tặng cho con gái của mình trước khi về nhà chồng”.

Nguyên liệu chính của bánh Azựh là nếp, mè đen. Để làm ra những chiếc bánh ngon đòi hỏi phải cẩn thận từng chi tiết. Phải chọn loại nếp ngự mới đủ độ dẻo, thời gian ngâm phải mất một ngày một đêm. Mè đen rang đến khi có mùi thơm thì giã mịn. Nếp nấu chín, giã cùng với mè đen. Muốn làm được món bánh này, ít nhất cần có hai người, một người giã, một người rắc mè để nếp không bị dính vào chày. Để bột thật dẻo thay vì mất công nhồi thật kỹ, người Tà ôi lại “ném” bột vào cối một cách thuần thục để giã cho thật mịn.

Phụ nữ Tà ôi làm bánh Azựh cho ngày lễ A za

Để bảo quản bánh Azựh được khoảng 6 tháng, người Tà ôi xếp bánh lên giàn bếp, khói bếp giúp giữ bánh được lâu hơn. Khi sử dụng thì hơ trên than củi, bánh sẽ mềm và ngon hơn.

Bánh Azựh thường ăn kèm với thịt gà nướng hoặc kết hợp với một số thức ăn khác tuỳ theo sở thích của mỗi người. Khi ăn, chúng ta sẽ cảm nhận được vị ngọt của nếp, bùi bùi béo béo của mè đen cùng với cách bài trí hài hoà giữa màu xanh của lá chuối, màu trắng của nếp rừng và màu đen của mè.

Người Tà ôi xem việc làm bánh Azựh vừa là thú vui, vừa để ôn lại nét văn hóa truyền thống của cha ông.

Nguyễn Trúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhà yêu thương từ những “mảnh ghép”

Căn nhà là có thật, còn “mảnh ghép” là biểu tượng của sự chung tay từ lời kêu gọi thông qua trang web, fanpage và các đội nhóm tình nguyện của Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Từ tình yêu thương của cộng đồng, một mái ấm dần thành hình và tương lai sẽ có nhiều mái ấm như thế…

Nhà yêu thương từ những “mảnh ghép”
Gom đủ yêu thương

Mỗi khi có chuyện không vui, nàng lại đi mua hoa. Nàng thích đi bộ ra khu chợ gần nhà. Gọi là “gần”, nhưng đến nơi thì mồ hôi cũng lấm tấm trên vầng trán. Mà kỳ thực, ra đến hàng hoa là nàng thấy tâm trạng tốt hơn. Cũng có thể do năng lượng tích cực từ sắc hoa tươi tắn, hoặc đi bộ giúp tinh thần thư thái hơn. Cả hai điều này đều được khoa học minh chứng hẳn hoi.

Gom đủ yêu thương
Chia sẻ yêu thương với người bệnh

Nhằm cải thiện bầu không khí nặng nề, u buồn, đau đớn trong bệnh viện, đặc biệt là ở những nơi dành cho bệnh nhân ung bướu, bệnh nhi..., nhóm tình nguyện viên (TNV) thuộc dự án “Một bức tranh - nhiều hy vọng” đã có sáng kiến đặt những bức tranh, ảnh đẹp, tươi sáng vào phòng bệnh và hành lang.

Chia sẻ yêu thương với người bệnh
Vẫn có nắng trong cơn mưa chiều

Bạn vừa chuyển cho em tấm ảnh đang lội bì bõm trên đường phố lớn, luôn có một câu hài hước như tính bạn thuở nào “Gửi gấp một chiếc thuyền giấy”, kèm theo icon cái miệng cười toe, hở mấy cái răng sún.

Vẫn có nắng trong cơn mưa chiều
Ai có gì giúp nấy, vì miền Bắc yêu thương

Ngoài các tổ chức, đội nhóm, có những cá nhân hướng về đồng bào bị thiên tai phía Bắc với nhiều hành động ý nghĩa như mời ăn, hỗ trợ chỗ ngủ miễn phí, uống cà phê chuyển khoản về Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…

Ai có gì giúp nấy, vì miền Bắc yêu thương
Return to top