ClockThứ Hai, 03/11/2014 11:25

Bảo tồn giá trị văn hóa cồng chiêng, nhìn từ Nam Đông

TTH - Với “sứ mệnh” của mình, các nghệ nhân ở huyện miền núi Nam Đông, hăng say, tích cực “truyền lửa” cho thế hệ con cháu để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc Cơ Tu.

Đã đến cái tuổi gần 80 và có hơn 60 năm gắn bó với cồng chiêng, già làng Ra Pát Gróoc ở xã Thượng Long, huyện Nam Đông quý cái cồng, cái chiêng như chính bản thân mình. Đó không đơn thuần chỉ là niềm đam mê mà còn là “sứ mệnh” được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Ông luôn mong muốn sớm được truyền dạy lại cho thế hệ con cháu những nét tinh hoa và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân đúc kết được khi chơi loại nhạc khí độc đáo này. Già làng Ra Pát Gróoc bộc bạch: “Mình già rồi, chân tay yếu đi nhiều, không còn linh hoạt như ngày xưa nữa. Mình mong muốn truyền lại cho con cháu biết truyền thống của dân tộc. Cái cồng, cái chiêng là nhạc cụ có từ lâu đời, nó đã gắn bó với bao chuyện vui buồn của người đồng bào Cơ Tu chúng tôi”.

Cồng chiêng là nét đẹp văn hóa truyền thống đã gắn bó với cuộc sống của người đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và người Cơ Tu, huyện Nam Đông nói riêng từ bao đời nay, nhưng nay nét đẹp độc đáo đó đang đứng trước nguy cơ mai một, nguyên nhân bắt nguồn từ những biến đổi trong đời sống vật chất tinh thần của cư dân, sự thay đổi trong phương thức canh tác, mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, sự bùng nổ công nghệ thông tin… Trước thực trạng đó, huyện Nam Đông đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông qua các nghệ nhân mở lớp dạy cách sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống của người Cơ Tu, qua đó người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ phần nào ý thức hơn công tác bảo tồn và phát huy giá trị của loại nhạc khí này. Anh A Rét Châu, học viên lớp cồng chiêng thổ lộ: “Tham gia lớp học, trước hết là trách nhiệm, sau nữa là để nối tiếp truyền thống của cha ông mình. Đây là việc làm ý nghĩa, bổ ích giúp thế hệ trẻ hiểu thêm và gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc mình. Sau này, mình lại tiếp tục truyền lại cho con cháu của mình”.

Già làng Hồ Văn Vược, xã Thượng Long, cho biết thêm: “Lớp học này rất ý nghĩa, chúng tôi sẽ truyền dạy hết mình để con cháu hiểu những nét tinh hoa của cồng chiêng”.

Trước thực trạng nhiều bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Cơ Tu bị thất truyền, mai một, không được người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ quan tâm, trong đó có văn hóa cồng chiêng, những lớp truyền dạy cồng chiêng cần sớm được nhân rộng đến nhiều địa phương để người dân tiếp tục gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật bản sắc dân tộc. Từ đó nâng cao ý thức bảo tồn văn hóa công chiêng giữa các thế hệ, góp phần tạo sự đa dạng về văn hóa của dân tộc Cơ Tu trên địa bàn Nam Đông.

Văn Phúc – Tiến Dũng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Món quà đêm giáng sinh

Trên đường không khí Nô-en rộn ràng, những cây thông Nô-en được trang trí bắt mắt, các cửa hàng, cửa hiệu bày bán nhiều món quà giáng sinh có màu sắc sặc sỡ. Nghĩ đến những món quà Nô-en, Phương lại nhớ đến câu hỏi ban nãy của Trà: “Phương ơi, Nô-en năm nay cậu muốn được ông già Nô-en tặng quà gì nào?”. Hôm nào bố Trà cũng đến trường đón Trà. Phương dõi mắt nhìn theo bóng hai bố con Trà nhỏ dần trên đường mà thoáng thấy chạnh lòng, giá mà Phương cũng được bố đưa đón đi học mỗi ngày như Trà.

Món quà đêm giáng sinh
Đăk Glei, còn vọng “Tiếng hát đi đày”

Bây giờ, rừng Ngọc Linh xanh ngắt vẫn um tùm bóng cây che trên di tích lịch sử quốc gia nổi tiếng: Ngục Đăk Glei. Hơn 70 năm trước, nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ “Tiếng hát đi đày” ở ngay Đăk Glei tháng Giêng năm 1942: “…Đường lên xứ lạ Kông Tum/ Quanh quanh đèo chật, trùng trùng núi cao”. Bài thơ ấy đến nay còn vọng...

Đăk Glei, còn vọng “Tiếng hát đi đày”
Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc

“Tôi muốn mỗi tác phẩm của mình không chỉ đẹp, mà còn phải kể được câu chuyện của người Cơ Tu, về cuộc sống, tín ngưỡng và những giá trị truyền thống mà cha ông để lại” - Phạm Văn Vệ, một chàng trai 26 tuổi với đam mê khắc họa bản sắc dân tộc qua từng đường nét gỗ chạm, chia sẻ.

Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc
Return to top