ClockThứ Sáu, 22/12/2023 14:40

Cần những giải pháp thiết thực hơn trong xây dựng đời sống văn hoá

TTH.VN - Khởi đầu từ làng văn hóa Tây Thành xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền (1997) các địa phương trên toàn tỉnh lần lượt triển khai đăng ký xây dựng làng văn hóa. Đến nay, toàn tỉnh có 1.101 khu dân cư (làng, thôn, bản, tổ dân phố), trong đó đã công nhận đạt chuẩn văn hóa 1.070, đạt tỷ lệ 97,6%.

Xây dựng đời sống văn hóa trong đoàn viên nghiệp đoàn xích lô, xe thồTìm hướng bảo tồn gốm Phước Tích gắn với phát triển du lịchGắn xây dựng Đảng với xây dựng nếp sống văn minh đô thị

Những năm qua việc xây dựng đời sống văn hóa ở các địa phương trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm với nhiều hình thức khác nhau 

Thông tin này được Sở Văn hóa và Thể thao đưa ra tại hội thảo “Giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân gian, văn hoá làng, các lễ hội truyền thống; phát huy vai trò văn hoá cơ sở trong xây dựng nông thôn mới, nếp sống văn minh đô thị” diễn ra sáng 22/12. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đại diện các huyện, thị xã, TP. Huế và đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đánh giá cáo nỗ lực tích cực của các cấp, các ngành và tầng lớp Nhân dân toàn tỉnh. Tuy nhiên, việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” vẫn còn những hạn chế nhất định.

Các địa phương, các ngành liên quan cần đưa ra những giải pháp thiết thực hơn trong việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới, nếp sống văn minh đô thị. Trong đó, chú trọng các biện pháp xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng; xây dựng, bảo tồn phong tục tập quán tốt đẹp phù hợp với truyền thống bản sắc dân tộc; xây dựng nếp sống văn hóa trong gia đình nông thôn và đô thị; làm rõ đặc trưng để triển khai vận dụng thực hiện xây dựng gia đình văn hóa và con người trong xã hội phát triển; tiếp thu những tinh hoa văn hóa để xây dựng nông thôn mới, lối sống, nếp sống văn minh đô thị.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khám phá lễ hội tôn vinh sự sáng tạo của các nghệ sĩ khuyết tật ở Anh

Khi các kỹ năng và thế mạnh của các vận động viên khuyết tật đang tiếp tục gây ấn tượng tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paris (Paralympic Paris), thì tại thủ đô London của Anh cũng đang diễn ra lễ hội nghệ thuật giới thiệu tài năng và sự độc đáo của các nghệ sĩ khuyết tật.

Khám phá lễ hội tôn vinh sự sáng tạo của các nghệ sĩ khuyết tật ở Anh
Quảng trường văn hóa, thể thao đưa vào hoạt động trong năm 2025

Khuôn viên Trung tâm Thể thao Thừa Thiên Huế đang được cải tạo, chỉnh trang trở thành Quảng trường Văn hóa thể thao Thừa Thiên Huế, nơi sẽ diễn ra các hoạt động, sự kiện văn hóa, lễ hội và thể thao xứng tầm quốc tế. Quảng trường này một khi đi vào hoạt động sẽ tạo diện mạo mới cho đô thị Huế cũng như nhu cầu thụ hưởng văn hóa thể thao của người dân.

Quảng trường văn hóa, thể thao đưa vào hoạt động trong năm 2025
Khai hội điện Huệ Nam

Lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) vừa chính thức bắt đầu vào ngày 11/8 tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng, TP. Huế).

Khai hội điện Huệ Nam
Áo dài trong đời sống Huế

Suốt dọc dài dải đất chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có. Nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây. Một dấu mốc quan trọng của trang phục áo dài Huế là vào năm 1744, sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi ở Phú Xuân đã ban hành nhiều chính sách và đề cập đến việc sửa đổi y phục. Sang Triều Nguyễn, triều đình đã ban bố lệnh, tạo cơ hội cho phụ nữ Huế nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung mặc áo dài thường xuyên. Theo đó, truyền thống mang áo dài dần đi vào nếp sống hằng ngày của người dân.

Áo dài trong đời sống Huế

TIN MỚI

Return to top