ClockThứ Ba, 09/12/2014 13:53

Cánh đồng bên sông

TTH - Nép bên kia dòng sông Bến Ganh hiền hòa, trong trẻo của làng tôi là một cánh đồng nho nhỏ, êm đềm, nơi vẫn riêng giữ trong lòng đất nâu những dấu chân trần bé xinh của một thời tuổi thơ lấm lem kỉ niệm. Để một ngày bâng khuâng nhung nhớ, soi tâm hồn vào miền ký ức đồng chiêm, chợt nhận ra mình đã bước qua những năm tháng hồn nhiên, vụng dại…

Hồi còn bé, vào một chiều ngồi nũng nịu trong lòng ngoại, tôi được nghe người kể lại rằng, ngày xưa, nổi lên bên kia dòng sông Bến Ganh là một cù lao nhỏ cỏ mọc um tùm. Dòng sông cứ thể âm thầm chảy và vun đắp phù sa để bãi bồi cứ thế rộng mãi ra theo nhịp trôi năm tháng. Rồi người dân trong làng túc tắc rủ nhau kéo sang bên ấy khai khẩn đất hoang, đắp bờ chia ruộng và cấy thêm đôi ba bụi mạ non. Dần dần, cả một vùng đất hoang hóa mênh mông bỗng trở thành cánh đồng tươi xanh lúa mới. Và không biết, từ lúc nào cánh đồng mang trên mình cái tên Cồn Giữa.

Ai đã từng lớn lên trên mảnh đất quê nghèo mới thấm thía hết cái thi vị của đồng làng bao la, thanh mộc. Khi còn là một đứa trẻ mục đồng, mỗi chiều, tôi thường thích cùng lũ bạn trong xóm nhỏ ngồi trên lưng trâu bơi sang cánh đồng Cồn Giữa bên sông chăn thả. Ngày ấy, đối với tôi, cánh đồng giống như một thế giới riêng chứa đầy hấp dẫn, một thế giới nhỏ được bao bọc bởi những bụi lau sậy viền quanh và được chấm phá bằng những cánh cò trắng miên man cõng đầy nắng ấm bay bay trong chiều gió….
Từ ấy, góc hoài niệm lòng tôi đã ghi lại những khoảnh khắc ấu thơ rất đỗi yên bình và chân thật. Nhớ những lúc ầm ĩ reo hò rượt đuổi khắp các bờ ruộng chỉ để vồ bắt một con châu chấu bé tẹo tèo teo. Nhớ những lần rong ruổi dọc các bờ ruộng mướt êm tìm hái mấy chùm hoa dại tím biếc li ti đan thành chiếc vương miện điệu đà đem đội lên đầu chơi trò đám cưới. Nhớ khi lót tạm cái dạ đói cồn cào bằng những củ ấu nhỏ đào được từ trong lòng đất đem nướng vội trên ngọn lửa liu riu nồng nàn hương cỏ. Nhớ lúc ngồi tựa lưng vào nhau chơi đố vui và ngắm nước sông trôi nhẹ, hiền hòa… Đôi lúc thầm ước được trở về tuổi dại, vô tư sống giữa biếc xanh cây cỏ trên đồng cho thỏa nhớ mong sau bao năm xa cách.
Và, trong rất nhiều những mảnh ghép nhớ nhung cồn cào lồng ngực ấy, tôi nhớ nhất cánh đồng mùa gặt. Khi cái nắng đổ lửa chói chang nhuộm vàng những bông lúa căng tròn, chắc mẩy, ấy là lúc đến mùa thu hoạch. Cánh đồng được bao quanh bởi dòng sông dập dờn sóng nước, vậy nên, cách duy nhất để sang được đồng bên là đi thuyền. Sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cái cảm giác chòng chành trên chiếc thuyền nan chở đầy lúa mới. Qua dòng sông sâu, thấy trong mặt nước lấp lánh hoàng hôn là khuôn mặt mình sạm đen, cháy nắng. Thấp thoáng dáng mẹ cong gầy đang cố gặt nốt vạt lúa chín còn lại làm mắt tôi không kìm nén nổi những giọt cay nồng…
Cánh đồng Cồn Giữa thân yêu này đã nuôi tôi lớn lên bằng những những kỷ niệm tuổi thơ êm đẹp, bằng hạt lúa vàng sóng sánh dáng hình những giọt mồ hôi lam lũ của mẹ cha.
Phan Đức Lộc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Món quà đêm giáng sinh

Trên đường không khí Nô-en rộn ràng, những cây thông Nô-en được trang trí bắt mắt, các cửa hàng, cửa hiệu bày bán nhiều món quà giáng sinh có màu sắc sặc sỡ. Nghĩ đến những món quà Nô-en, Phương lại nhớ đến câu hỏi ban nãy của Trà: “Phương ơi, Nô-en năm nay cậu muốn được ông già Nô-en tặng quà gì nào?”. Hôm nào bố Trà cũng đến trường đón Trà. Phương dõi mắt nhìn theo bóng hai bố con Trà nhỏ dần trên đường mà thoáng thấy chạnh lòng, giá mà Phương cũng được bố đưa đón đi học mỗi ngày như Trà.

Món quà đêm giáng sinh
Đăk Glei, còn vọng “Tiếng hát đi đày”

Bây giờ, rừng Ngọc Linh xanh ngắt vẫn um tùm bóng cây che trên di tích lịch sử quốc gia nổi tiếng: Ngục Đăk Glei. Hơn 70 năm trước, nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ “Tiếng hát đi đày” ở ngay Đăk Glei tháng Giêng năm 1942: “…Đường lên xứ lạ Kông Tum/ Quanh quanh đèo chật, trùng trùng núi cao”. Bài thơ ấy đến nay còn vọng...

Đăk Glei, còn vọng “Tiếng hát đi đày”
Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc

“Tôi muốn mỗi tác phẩm của mình không chỉ đẹp, mà còn phải kể được câu chuyện của người Cơ Tu, về cuộc sống, tín ngưỡng và những giá trị truyền thống mà cha ông để lại” - Phạm Văn Vệ, một chàng trai 26 tuổi với đam mê khắc họa bản sắc dân tộc qua từng đường nét gỗ chạm, chia sẻ.

Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc
Return to top