ClockThứ Ba, 30/01/2024 14:11

Công bố thể lệ Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ VII

TTH.VN - Sáng 30/1, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức họp báo công bố thể lệ, kế hoạch tổ chức, xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật (VHNT) Cố đô lần thứ VII (giai đoạn 2018 - 2023).
 Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc giải đáp thắc mắc về quy chế, thể lệ của giải thưởng 

Giải thưởng VHNT Cố đô là giải thưởng Nhà nước cấp tỉnh, được tổ chức 5 năm một lần, xét tặng cho những tác phẩm, công trình sáng tạo VHNT có giá trị cao về nội dung, tư tưởng, chất lượng nghệ thuật phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa Huế. Bên cạnh đó, Giải thưởng cũng nhằm động viên văn nghệ sĩ không ngừng say mê sáng tạo nhiều tác phẩm VHNT có giá trị, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân.

Trong lần thứ 7 tổ chức, Giải thưởng được xét dành cho các tác phẩm, công trình được sáng tác trong giai đoạn 2018 - 2023. Quy chế và thể lệ giải thưởng áp dụng đối với những tác phẩm, công trình sáng tạo, nghiên cứu, lý luận phê bình VHNT thuộc các lĩnh vực âm nhạc, kiến trúc, múa, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, văn học, văn nghệ dân gian, công bố kể từ ngày 1/4/2018 đến 31/3/2023.

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh chia sẻ, Giải thưởng VHNT Cố đô lần thứ VII được đón đợi là một trong những sự kiện VHNT lớn trong năm của tỉnh Thừa Thiên Huế. UBND tỉnh và Ban Tổ chức Giải thưởng sẽ tiếp tục quan tâm, chú trọng nâng cao chất lượng của giải thưởng nhằm khẳng định giá trị, quy mô và sức lan tỏa của giải thưởng.

Dự kiến, Lễ trao giải thưởng sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024 nhân kỷ niệm 79 năm ngày thành lập tổ chức Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh. Đây cũng là dịp để quảng bá và giới thiệu rộng rãi thành tựu VHNT đến với công chúng tỉnh nhà và cả nước.

Đăng Trình
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Hương sắc Cố đô

Từ ngày bén duyên với công nghệ ướp hoa tươi thành hoa tươi bất tử, tình yêu hoa của chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) càng được chắp cánh. Ngày đêm miệt mài tìm tòi, nghiên cứu, cô gái trẻ đã sáng tạo ra những sản phẩm hoa tươi bất tử xinh xắn, độc bản từ những cánh đồng hoa.

Hương sắc Cố đô

TIN MỚI

Return to top